Áp xe tuyến bartholin: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

áp xe tuyến bartholin

Có rất nhiều chị em bị áp xe vùng kín mà không nắm được nguyên nhân do đâu. Nhiều trường hợp còn chủ quan tự ý chữa trị tại nhà đối mặt với nhiều nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề này. Chị em nên đọc để hiểu rõ bị áp xe tuyến bartholin như thế nào? Cũng như cách phòng ngừa và khắc phục hiệu quả nhất.

I. Áp xe tuyến bartholin là gì?

Áp xe tuyến bartholin hay áp xe vùng kín là tình trạng vùng kín xuất hiện túi dịch bị viêm nhiễm. Đặc điểm của ổ áp xe vùng kín đó là sưng tấy, bên trong túi dịch chứa mủ. Khi chạm vào áp xe thấy đau khó chịu và dễ vỡ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu chị em xuất hiện ổ áp xe ở vùng kín. Có khả năng cao đó là do áp xe tuyến Bartholin. Tuyến này nằm ở phía dưới âm đạo, áp xe vùng kín có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên.

áp xe tuyến bartholin

Thông thường, tuyến này có nhiệm vụ chính đó là cung cấp dịch nhầy để duy trì độ ẩm cho âm đạo. Cũng như tạo chất bôi trơn cho hoạt động tình dục, giúp cả hai thêm thăng hoa.

Vì nhiều lý do khiến cho tuyến này bị tắc, dịch tiết thay tiết ra ngoài lại bị đẩy vào trong gây viêm. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài không cải thiện rất dễ chuyển sang áp xe.

II. Nguyên nhân gây nên áp xe tuyến Bartholin

Các bác sĩ cho hay, tình trạng áp xe tuyến bartholin không phải làm hiếm gặp. Đặc biệt, triệu chứng này thường xuất hiện ở những chị em trong tuổi sinh sản. Điều này tiềm ẩn nhiều biến chứng đe dọa đến sức khỏe sinh sản của người bệnh.

Một số thủ phạm được cho là nguyên nhân gây nên tình trạng áp xe vùng kín bao gồm:

1. QHTD bừa bãi

Quan hệ tình dục bừa bãi hay giao hợp không an toàn. Chính là con đường phổ biến lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả hai giới. 

Khi quan hệ, các hại khuẩn như Chlamydia, E.coli hay Neisseria gonorrhoeae xâm nhập vào tuyến Bartholin. Khiến cho tuyến này bị viêm, nhiễm trùng trong thời gian dài và bị áp xe. 

2. Nhiễm khuẩn vùng kín

Nhiều bạn gái có thói quen vệ sinh “cô bé” không sạch, không đúng cách. Cũng sẽ tạo điều kiện cho các hại khuẩn sinh sôi và phát triển. Chúng sẽ xâm nhập vào tuyến bartholin và gây áp xe tại đây.

nguyên nhân áp xe vùng kín
Nhiễm khuẩn có thể gây nên tình trạng áp xe ở vùng kín

3. Tổn thương vùng kín

Nhiều chị em bị áp xe vùng kín là do bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài. Vùng kín là môi trường ẩm ướt, nếu tổn thương không khắc phục sớm khiến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm Bartholin.

⭐⭐⭐ [Bật mí]: Chi phí mổ viêm tuyến Bartholin là bao nhiêu?

III. Triệu chứng của áp xe tuyến Bartholin

Áp xe tuyến Bartholin rất dễ nhận biết, do đó các chị em có thể phát hiện sớm để điều trị. Trong trường hợp này, chị em sẽ thấy vùng kín, cụ thể là cửa âm đạo sẽ nổi khối u. Khi vận động hay giao hợp, chị em sẽ thấy đau ở khu vực này.

Bên cạnh đó, ổ áp xe vùng kín còn bị đỏ, nóng. Người bệnh cũng sẽ có triệu chứng sốt.

IV. Áp xe vùng kín có nguy hiểm không?

Áp xe vùng kín là tình trạng có thể khiến bệnh nhân đau đớn, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Nguy hiểm hơn, áp xe bartholin nếu không điều trị sớm sẽ còn tác động xấu đến sức khỏe.

Cụ thể, áp xe không được can thiệp sớm thì tình trạng nhiễm trùng sẽ phát triển sang các bộ phận khác. Đặc biệt, nếu xâm nhập vào máu sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng máu. Trường hợp này có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

bị áp xe vùng kín
Chị em bị áp xe vùng kín cần được khắc phục sớm

Chính vì thế, ngay khi có biểu hiện của áp xe vùng kín. Hoặc áp xe tuyến bartholin bị vỡ, cơ thể sốt cao, cơn đau không thuyên giảm. Cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

V. Cách chữa áp xe vùng kín hiệu quả hiện nay

Với trường hợp áp xe vùng kín, phác đồ điều trị đó là cần phải phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế để rạch mở ổ áp xe. Tiếp đến, đặt ống thông để đẩy dịch ở ổ áp xe ra ngoài. Quá trình đặt ống thông có thể duy trì liên tiếp trong khoảng 14 ngày. 

Khi dịch đã được đẩy ra hết, ống thông sẽ được lấy ra khỏi cơ thể. Sau khi làm phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số thuốc kháng sinh. Để loại bỏ hại khuẩn gây nhiễm trùng, tránh bị tái phát.

VI. Biện pháp phòng ngừa áp xe tuyến Bartholin

Qua những thông tin trên có thể thấy áp xe tuyến bartholin vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Để tránh biến chứng mà bệnh mang tới, chị em cần phải có biện pháp phòng ngừa trước. 

Một số lời khuyên giúp chị em bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ áp xe vùng kín gồm:

  • Chị em cần có đời sống chăn gối lành mạnh, không giao hợp bừa bãi. Nếu chưa có ý định có con, nên dùng bao cao su để tránh thai. Cũng như tránh được sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh qua đường tình dục.
  • Chú ý đến việc vệ sinh “cô bé” hàng ngày, lưu ý chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa.
  • Duy trì thói quen uống nước để làm sạch đường tiết niệu, không được nhịn tiểu trong thời gian quá lâu.
  • Khám kiểm tra vùng kín định kỳ để phát hiện nguy cơ áp xe và có biện pháp phòng tránh, điều trị sớm.

Trên đây là thông tin về áp xe vùng kín hay áp xe tuyến Bartholin. Nếu chị em nghi ngờ bản thân có dấu hiệu bị áp xe. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa để bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị áp xe phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status