Bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác. Một bệnh về mắt làm cho người ta có thể nhìn rõ mọi vật. Nhưng không phân biệt được một số màu sắc. Trên thế giới, cứ 30.000 người thì có 1 người mắc bệnh mù màu. Những người bị bệnh vẫn có thể sinh sản bình thường. Vì vậy, gen bệnh có khả năng lan rộng trong dân cư. Vậy bệnh mù màu là gì? Nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này? Hiện nay có phương pháp nào phòng ngừa căn bệnh này không?
🔴Ngày 13/09/2023: Lạc nội mạc tử cung buồng trứng là gì?
🔴Ngày 12/09/2023: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn “Bàn tay vàng” trong điều trị hiếm muộn
🔴Ngày 30/08/2023: Thiếu men G6PD là bệnh gì?
🔴Ngày 29/08/2023: Sự dư thừa hormone testosterone gây ra nguy cơ gì?
🔴Ngày 11/09/2023: Bệnh tan máu bẩm sinh do nguyên nhân nào gây ra?
🔴Ngày 12/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra dính buồng tử cung?
1. Bệnh mù màu là gì?
Mù màu (hay rối loạn sắc giác – color blindness) là tình trạng mắt không có khả năng nhìn hoặc gặp khó khăn trong việc phân biệt một số màu nhất định. Người bệnh vẫn nhìn rõ vật chỉ là khả năng nhận biết màu sắc bị hạn chế. Một số người có thể không nhìn thấy bất kỳ màu nào, song trường hợp này hiếm gặp.
🔥🔥🔥Tham khảo ngay: Ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao hiệu quả điều trị
Dù không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên, gen bệnh có thể di truyền cho thế hệ sau. Trong đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những dấu hiệu của bệnh mù màu
- Ở mức độ nhẹ, người mù màu thường khó khăn trong việc phân biệt được các màu như xanh lá – đỏ, xanh dương – vàng. Mức độ nặng thì không phân biệt được các loại màu sắc với nhau.
Người bệnh có vấn đề về thị lực nhưng không phát hiện ra.
Khi người bình thường có thể nhận biết được rất nhiều loại sắc thái khác nhau thì người mù màu chỉ có thể nhận biết được một số sắc thái xác định.
- Trường hợp hiếm gặp khi chỉ thấy được màu trắng, đen, xanh.
- Dùng sai màu khi vẽ.
- Đau đầu, đau mắt khi nhìn vào màu.
Nguyên nhân gây ra bệnh mù màu là gì?
Những nguyên nhân sau là những nguyên nhân thường được biết đến nhất:
- Rối loạn di truyền. Mù màu do bẩm sinh là tình trạng thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Mù màu là bệnh di truyền liên quan đến cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính (ở nữ XX, ở nam XY). Nguyên nhân bệnh mù màu là người mắc có đột biến hoặc thiếu một gen trên NST X, gây rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc (thông thường là gen lặn). Các bé trai nhận được từ mẹ loại gen này sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc, vì NST Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu. Họ sẽ mất khả năng nhìn thấy màu xanh (thường gặp) hoặc màu vàng (hiếm gặp hơn). Tùy vào mức độ mà chia bệnh thành bệnh nhẹ, nặng hoặc trung bình. Mức độ nghiêm trọng thường không thay đổi và có thể ảnh hưởng đến cả 2 mắt.
- Do biến chứng của một số thuốc: một số loại thuốc có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc của mắt như thuốc tim mạch, huyết áp, rối loạn cương dương, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh…
- Biến chứng của bệnh khác: tiểu đường, tim mạch, tăng nhãn áp, Alzheimer, parkinson, bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có thể làm ảnh hưởng đến thị giác của bạn gây mù màu. Thường là đối với một bên mắt, đôi khi cả hai mắt. Sau khi điều thị chứng mù màu có thể thuyên giảm và phục hồi.
- Tình trạng lão hóa: thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm dần khi độ tuổi tăng.
2. Hướng điều trị đối với bệnh mù màu là gì?
Hướng điều trị đối với bệnh nhân mù màu
Xuất phát từ mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có những khả năng điều trị khác nhau:
- Đối với bệnh nhân mù màu bẩm sinh thì không có cách điều trị.
- Người bị mù màu do thuốc hoặc biến chứng từ những bệnh khác có thể chữa trị được. Hiện nay, để hỗ trợ người mắc tình trạng này, các nhà khoa học đã phát minh ra kính lọc màu sắc. Loại kính này tuy không chữa dứt điểm nhưng có thể giúp người bệnh phân biệt màu sắc dễ dàng.
Phòng ngừa bệnh mù màu
Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, song, mù màu lại khiến công việc, sinh hoạt của người bệnh gặp khó khăn. Do vậy, để phòng ngừa mù màu, mỗi người cần:
- Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm khám, sàng lọc bệnh trước khi kết hôn, tránh con cái sau này mắc bệnh.
- Khi tiếp xúc hóa chất cần phải có đồ bảo hộ cho mắt.
- Tránh các chấn thương vùng mắt và vùng đầu, dễ gây tổn thương thị giác.
- Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thấy những vấn đề bất thường về thị lực.
Như vậy bài viết này đã cung cấp thông tin bệnh mù màu là gì. Bệnh mù màu di truyền là căn bệnh không thể chữa khỏi vì vậy cần tập những thói quen để chung sống với căn bệnh này.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?