Bệnh nhân có tiền sử niêm mạc mỏng chuyển phôi thành công!

294302392 572007397923455 4817092347628332012 n

Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình làm tổ của phôi. Khi niêm mạc đạt độ dày và hình thái tối ưu, quá trình làm tổ của phôi thuận lợi. Nếu niêm mạc quá mỏng hay quá dày đều không tốt. Chuẩn bị niêm mạc là quá trình khác phức tạp đối với các bệnh nhân hiếm muộn. Tuỳ vào từng bệnh nhân sẽ có phác đồ chuẩn bị niêm mạc phù hợp. Dưới đây là một trường hợp bệnh nhân có tiền sử niêm mạc mỏng chuyển phôi thành công tại Viện.

⏰Ngày 27/05/2023: Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để dễ có thai?

⏰Ngày 25/05/2023: U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

⏰Ngày 31/03/2023: Tác dụng của mũi tiêm hCG khi kích trứng trong IVF

⏰Ngày 02/03/2023: Tiêm kích trứng IVF mấy ngày?

⏰Ngày 27/02/2023: Chửa trứng

⏰Ngày 12/05/2023: Hội chứng Kallmann là gì?

Niêm mạc tử cung mỏng có dấu hiệu gì?

Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Độ dày niêm mạc tử cung trong từng giai đoạn như thế nào?

Dưới đây là chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung bình thường ở từng giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 1- ngày thứ 4): chỉ số tiêu chuẩn là 2-4mm.
  • Giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 4- ngày thứ 14): chỉ số tiêu chuẩn là 6-10mm.
  • Giai đoạn chế tiết của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 15- ngày thứ 28): chỉ số tiêu chuẩn là < 16mm.

Niêm mạc tử cung mỏng là tình trạng mà độ dày niêm mạc không tốt. Độ dày nằm dưới ngưỡng bình thường của nội mạc tử cung trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Đây là tình trạng ảnh hưởng khá lớn đến khả năng sinh sản của phái nữ.

Nguyên nhân dẫn đến niêm mạc tử cung mỏng

Có nhiều nguyên nhân khiến cho niêm mạc tử cung mỏng như:

  • Do chị em có nồng độ estrogen trong cơ thể thấp. Toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào lượng estrogen. Phụ nữ kinh nguyệt không đều thường có lớp tử cung mỏng do nồng độ estrogen thấp. Lượng estrogen sẽ giảm theo thời gian và đó lý do những phụ nữ trên 40 thường khó mang thai hoặc giữ thai.
  • Lối sống ít vận động, không có sự luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên ở một số chị em phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung mỏng hơn.
  • Do mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung.
  • Do mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm vùng chậu.
  • Hậu quả của việc nạo phá thai: Lớp niêm mạc tử cung sẽ bị mỏng đi một chút sau mỗi lần nạo, phá thai.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai, nhất là các loại tránh thai khẩn cấp.

Dấu hiệu niêm mạc tử cung mỏng

Biểu hiện niêm mạc tử cung mỏng:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Đau bụng kinh dữ dội khi đến ngày hành kinh
  • Lượng máu kinh ra ít: <2 ngày.
  • Không có thai dù quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai.
  • Bạn có tiền sử can thiệp vào buồng tử cung như nạo hút buồng tử cung vì bất kỳ lý do nào khác hoặc sinh non;
    Nếu bạn đang có một trong những dấu hiệu trên cần đến thăm khám sớm với bác sĩ để được kiểm tra về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình. Nếu được chẩn đoán niêm mạc mỏng, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị phù hợp với bạn.

Bệnh nhân có tiền sử niêm mạc mỏng chuyển phôi thành công.

Vợ chồng chị Giang cưới nhau năm 2016 và mãi không có em bé. Anh chị đi khám ở nhiều nơi thì chồng có kết quả rất ổn còn vợ niêm mạc mỏng, 1 bên vòi trứng bị tắc, 1 bên thông hạn chế, đã làm IUI 3 lần nhưng đều thất bại.

Năm 2019, sau khi tự tìm hiểu thông tin, vợ chồng chị quyết định đến Viện Mô phôi để tiếp tục hành trình”tìm con” của mình. Vợ chồng bệnh nhân khám xong và được các bác sĩ chỉ định làm IVF. Do tiền sử niêm mạc mỏng nên chị Giang phải theo dõi 2 chu kỳ kinh thì mới được chuyển phôi. Bác sĩ Hằng lần đó đã chỉ định cho chị Giang thực hiện phương pháp PRP. Hay còn gọi là phương pháp bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, Sau đó niêm mạc ngày 14 chu kỳ kinh của bệnh nhân là 7mm, 3 lá. Lần đó bệnh nhân chuyển 2 phôi top 1 ngày 5. Hiện nay cháu được hơn 2 tuổi.

Năm nay, vợ chồng chị quyết định sinh thêm em bé. Vì niêm mạc vẫn mỏng nên chị được bác sĩ Diệp chỉ định làm PRP 2 lần. Và ngày 13 chu kỳ kinh, niêm mạc của chị cũng được 8mm, 3 lá. Sau 10 ngày chuyển phôi thì bệnh nhân cũng có beta rồi.

Chị Giang chia sẻ: “E xin chân thành cảm ơn các y bác sĩ ở Viện đã rất tận tình giúp đỡ cho gia đình em đón được con yêu. Em xin cảm ơn BS Hằng, BS Diệp và ekip đã chuyển phôi cho em. Đây là lần thứ 2 em chuyển phôi thành công tại Viện ạ. Gia đình em kính chúc các vị y bác sĩ có thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui ạ.”

Đây là hình ảnh vợ chồng chị Giang và bé đầu, bé sinh năm 2019:

294302392 572007397923455 4817092347628332012 n

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status