Quai bị là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường hô hấp. Nếu không biết cách phòng tránh và điều trị đúng sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Trong đó, đối với nam giới, nguy hiểm nhất là viêm tinh hoàn. Tại Viện Mô phôi, nhiều trường hợp nam giới đến khám hiếm muộn có tiền sử mắc quai bị dẫn đến teo tinh hoàn. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp điều trị thành công. Bệnh nhân teo tinh hoàn do quai bị sinh con khoẻ mạnh – là trường hợp của anh Thuận dưới đây.
❌Ngày 15/09/2023: Hội chứng DiGeorge là gì?
❌Ngày 14/09/2023: Những điều cần biết về bệnh Phenylketone niệu
❌Ngày 12/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra dính buồng tử cung?
❌Ngày 13/09/2023: Điều trị hiếm muộn với bệnh nhân xuất tinh ngược dòng.
❌Ngày 14/09/2023: Progesterone thấp có nguy hiểm không?
❌Ngày 15/09/2023: Nguyên nhân nào dẫn đến thai ngoài tử cung?
Quai bị nguy hiểm như thế nào đối với nam giới?
Bệnh quai bị do nguyên nhân từ đâu?
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxovirus gây nên, làm sưng một hay cả hai tuyến mang tai và có thể có cả tuyến nước bọt, viêm màng não, viêm tuyến tụy và viêm tinh hoàn. Về mặt y học, bệnh này được gọi là viêm tuyến mang tai hoặc quai bị.
Quai bị lây từ người bệnh qua người lành khi người lành đứng gần người bệnh lúc ho, nhảy mũi hay qua thức ăn, thức uống chung và có thể gây thành dịch trong cộng đồng.
Các triệu chứng của quai bị
Một số người bị nhiễm virus quai bị không xuất hiện dấu hiệu hoặc các triệu chứng, nếu có thì các triệu chứng thường rất nhẹ. Khi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị phát triển, chúng thường xuất hiện khoảng 2-3 tuần sau khi một người tiếp xúc với virus.
Một số dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh quai bị có thể bao gồm:
- Đau sưng tuyến nước bọt ở một hoặc cả hai bên mặt.
- Đau đầu.
- Viêm tinh hoàn.
- Viêm tụy
- Sốt
- Đau cơ
- Cơ thể suy nhược và mệt mỏi
- Đau khi ăn và nuốt.
Quai bị nguy hiểm như thế nào đối với nam giới?
Bệnh quai bị tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới. Tinh hoàn đau, sưng to gấp 3-4 lần bình thường kèm theo sốt. Khi hết sốt thì 50% bệnh nhân có tinh hoàn viêm sẽ bị teo tinh hoàn. Và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
Ngoài viêm tuyến mang tai, khoảng 20 – 35% bệnh nhân nam có biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7 – 10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Vì vậy, không nên lơ là việc điều trị khi mắc bệnh để tránh tình trạng bệnh kéo dài dẫn đến hậu quả không đáng có.
Bệnh nhân teo tinh hoàn do quai bị sinh con khoẻ mạnh
Hành trình tìm đến Viện Mô phôi của hai vợ chồng anh Thuận!
Đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn Thuận quê ở Nam Sách-Hải Dương là một trường hợp may mắn khi điều trị tại Viện.
Anh Thuận – chị Mai kết hôn năm 2018 khi anh Thuận 36 tuổi – chị Mai 32 tuổi. Đến đầu năm 2019 anh chị quyết định “thả bầu” để sinh em bé. Thế nhưng đến đầu năm 2020 vợ anh vẫn mãi chưa có tin vui. Sốt ruột vì lập gia đình ở độ tuổi muộn cộng thêm việc “thả bầu” mà không “dính”, anh chị quyết định đi khám tại bệnh viện ở địa phương. Kết quả khám vợ hoàn toàn bình thường, nhưng thật sự gây sốc cho anh Thuận khi tinh dịch đồ cho thấy anh không có tinh trùng.
Quá lo lắng, anh chị tham khảo ý kiến một số bạn bè, đồng nghiệp và quyết định lên Hà Nội để được xét nghiệm lại. Anh có đến một bệnh viện trên địa bàn Hà Nội khám. Quá tuyệt vọng vì kết quả vẫn như vậy, không có sự sai lệch nào so với lần khám cũ.
Sau khi tìm hiểu trên các kênh thông tin, mạng xã hội, anh Thuận có liên hệ với bác sĩ Trịnh Thế Sơn – Giám đốc Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội. Anh hy vọng sẽ được bác sĩ giúp đỡ. Vì vợ chồng anh vẫn luôn khao khát một đứa con, bố mẹ mong mỏi một đứa cháu nội.
Tin tưởng tuyệt đối vào phác đồ điều trị của bác sĩ!
Cuối tháng 2/2022, vợ chồng anh Thuận đến Viện khám. Anh Thuận chia sẻ: “Năm lớp 12 em có đau quai bị, cũng có sốt và bị đau ở phần dưới. Nhưng em nghĩ chỉ đau vài hôm rồi khỏi nên em không đi khám. Em khám ở viện tỉnh bác sĩ bảo em do biến chứng của quai bị nên không có tinh trùng. Em thật sự lo vì vợ chồng vẫn sinh hoạt bình thường.”
“Kết quả khám của bệnh nhân cho thấy: không có tinh trùng trong tinh dịch, cả hai tinh hoàn của bệnh nhân teo nhỏ. Trường hợp này chữa để có con là vô cùng khó” – bác sĩ Sơn chia sẻ.
Sau đó, anh Thuận được chỉ định điều trị nội tiết trong vòng 6 tháng. Tháng 9/2022, sau một thời gian điều trị, kết quả xét nghiệm tái khám có khả quan, chị Mai được tiến hành kích trứng và anh Thuận được chỉ định mổ micro-TESE vào ngày vợ chọc noãn. Thật may mắn, sau gần 2 giờ đông hồ “đào xới”, những tia hy vọng được tìm thấy.
Sau đó, anh chị tạo được 2 phôi ngày 5 khoẻ mạnh. Bác sĩ quyết định chuyển 1 phôi. Thật may mắn và hạnh phúc khi ở lần chuyển phôi này may mắn đã mỉm cười với gia đình. Ngày 13/10/2023, một em bé kháu khỉnh khoẻ mạnh chào đời trong niềm vui vô bờ của gia đình.
Sau gần 2 năm đồng hành cùng vợ chồng anh Thuận, nay anh đã là bố của một bé gái kháu khỉnh, bụ bẫm, khoẻ mạnh và đáng yêu!
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!