Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh. Sau đó di chuyển từ vòi trứng đến tử cung. Hiện nay, nhiều bệnh nhân vô sinh hiếm muộn đã từng cắt bỏ ống dẫn trứng. Nguyên nhân có thể do tình trạng thai ngoài tử cung, ứ dịch… Cắt ống dẫn trứng là phẫu thuật cắt bỏ một hoặc hai ống dẫn trứng. Và mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em liệu sau khi cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai như thế nào? Họ có thể mang thai bằng cách nào? Mời các chị em cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
🔥Ngày 18/11/2024: Khi xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn sáng không?
🔥Ngày 15/11/2024: Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
🔥Ngày 14/11/2024: Tại sao cần giảm thiểu thai?
🔥Ngày 14/11/2024: 6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT.
🔥Ngày 13/11/2024: Hội chứng Hunter có di truyền không?
Chức năng ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là gì?
Ống dẫn trứng hay còn gọi là vòi trứng là một ống cơ có chiều dài từ 9 – 12cm. Một đầu của ống dẫn trứng sẽ thông với tử cung, trong khi đầu còn lại sẽ thông với ổ bụng để đỡ khi trứng rụng. Một người phụ nữ bình thường có sức khoẻ sinh sản bình thường sẽ có hai ống dẫn trứng ở hai bên đầy đủ chức năng.
Vòi trứng là một trong những bộ phận chính trong cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Đây cũng là nơi mà trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ, bắt đầu quá trình hình thành thai nhi.
Cấu tạo của ống dẫn trứng bao gồm các phần chính đó là:
- Phần phễu ở gần buồng trứng,
- Phần phình ống
- Eo ống.
Chức năng của ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng có hai chức năng quan trọng là:
- Đường di chuyển của trứng và tinh trùng.
- Nơi tinh trùng gặp trứng và diễn ra quá trình thụ tinh.
Hàng tháng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, mỗi nang trứng trong buồng trứng sản sinh một số lượng trứng nhất định. Khi trứng rụng, các tua vòi của ống dẫn trứng hứng nhận lấy trứng vào ống dẫn trứng để đưa đến tử cung.
Trong quá trình di chuyển này, nếu trứng gặp tinh trùng đi vào sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Nhờ sự chuyển động của lông mao và nhu động của cơ ống dẫn trứng, phôi thai sẽ được đưa đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Trường hợp trứng không gặp tinh trùng, trứng sẽ được đào thải ra bên ngoài dưới hình thức kinh nguyệt.
Những trường hợp chỉ định cắt ống dẫn trứng
Cắt ống dẫn trứng là thủ thuật loại bỏ 1 hoặc cả hai ống dẫn trứng. Cắt ống dẫn trứng có thể được thực hiện đơn độc hoặc kết hợp với các thủ thuật khác, bao gồm cắt buồng trứng, cắt tử cung và mổ lấy thai nằm hoàn toàn trong tử cung.
Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân cắt ống dẫn trứng trong những trường hợp sau:
- Mang thai ngoài tử cung;
- Tắc một hoặc cả hai ống dẫn trứng;
- Vỡ một hoặc cả hai ống dẫn trứng;
- Viêm nhiễm vòi trứng;
- Ung thư ống dẫn trứng.
❌❌❌❌❌XEM THÊM: Chụp X-quang tử cung vòi trứng có đau không?
Cắt ống dẫn trứng được tiến hành như thế nào ?
Cắt dẫn trứng là phẫu thuật để loại bỏ một hoặc cả hai vòi trứng của người phụ nữ. Phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng được thực hiện phổ biến nhất để điều trị hoặc giảm nguy cơ phát triển một số tế bào ở bệnh ung thư.
Có nhiều cách khác nhau mà bác sĩ phẫu thuật có thể tiến hành thủ thuật cắt bỏ vòi trứng. Mỗi thủ thuật đều mang rủi ro và thời gian phục hồi riêng.
- Phương pháp nội soi. Được coi là phương pháp xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng một camera nhỏ để quan sát bên trong bụng. Sau đó, bác sĩ tiến hành rạch những đường nhỏ khác 1-2cm trên da của bạn để cho phép cắt bỏ vòi trứng. Phẫu thuật nội soi có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn và cơ thể thường hồi phục nhanh hơn.
- Phương pháp qua đường âm đạo: Đây cũng được coi là phương pháp xâm lấn tối thiểu, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn và phục hồi nhanh hơn. Cắt bỏ vòi trứng qua đường âm đạo thường được thực hiện cùng lúc với việc cắt bỏ tử cung qua đường âm đạo.
- Phẫu thuật mở bụng: Trong một số trường hợp, người bệnh được chỉ định. Các ca mổ trong ổ bụng thường có thời gian hồi phục lâu hơn và nguy cơ biến chứng cao hơn.
Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi phẫu thuật cắt bỏ hai vòi trứng?
Với những biện pháp can thiệp phải sử dụng thuốc gây mê thì yếu tố rủi ro có thể xảy ra. Dẫn đến một vài biến chứng xuất hiện như nhiễm trùng, xuất huyết tại vị trí phẫu thuật,…
Tuy nhiên, theo đánh giá của các bác sĩ thì phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng thường có tỷ lệ biến chứng thấp và không có quá nhiều nguy hiểm.
Cắt hai vòi trứng có kinh nguyệt bình thường không?
Nếu phải cắt bỏ một hay cả hai vòi trứng thì bạn không cần quá lo lắng về kinh nguyệt. Vì nếu buồng trứng và tử cung vẫn hoạt động tốt thì người phụ nữ vẫn có kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên khả năng mang thai sẽ có những ảnh hưởng nhất định.
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Khi bạn cắt bỏ một vòi trứng và vòi trứng kia hoạt động bình thường, vẫn còn 50% cơ hội mang thai tự nhiên.
Sau một thời gian không có thai tự nhiên, bạn có thể xem xét phương pháp IUI. IUI là phương pháp hỗ trợ sinh sản (HTSS) bơm tinh trùng vào buồng tử cung.
Trong trường hợp phải cắt bỏ 2 vòi trứng, thì khả năng mang thai tự nhiên sẽ không còn. Khi đó, bạn cần thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). IVF là phương pháp HTSS hiện đại nhất hiện nay nhưng lại tốn kém, phức tạp và tỷ lệ thành công tại Viện Mô phôi khoảng 60%. Vậy nên trước khi tiến hành thủ thuật, bạn hãy trao đổi trước với bác sĩ về khả năng sinh sản trong tương lai.
Cắt bỏ vòi trứng nhìn chung là thủ thuật không mang lại nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ. Không những thế đây còn phương pháp bảo vệ giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư buồng trứng. Bạn vẫn hoàn toàn có thể sinh con tự nhiên (nếu cắt một vòi trứng) hoặc mang thai nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12