Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt cạn thành công với em bé của mình. Khi điều trị hiếm muộn, để giảm tình trạng đa thai, bệnh nhân có thể chuyển 1-2 phôi. Là bác sĩ chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản, việc khuyên bệnh nhân giảm thiểu thai thật sự rất khó. Bởi các bệnh nhân đã mong con nhiều năm và luôn mong ngóng sự chào đời của những đứa trẻ. Thậm chí chí là mong thai đôi, thai ba. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cả IUI và IVF, không ít chị đậu thai và mang đa thai. Điều này gây ra nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Vậy tại sao cần giảm thiểu thai? Kỹ thuật giảm thiểu thai được tiến hành như thế nào?
🛑Ngày 14/11/2024: Đoàn đại biểu Hàn Quốc thăm và làm việc tại Viện Mô phôi
🛑Ngày 14/11/2024: 6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT.
🛑Ngày 13/11/2024: Sự thật về kích trứng để sinh đôi là gì?
🛑Ngày 12/11/2024: Khi nào bệnh nhân được tiêm rụng trứng?
🛑Ngày 13/11/2024: Hội chứng Hunter có di truyền không?
🛑Ngày 11/11/2024: Một trong những “thủ phạm” khiến dự trữ buồng trứng giảm nhanh.
Tại sao lại xuất hiện tình trạng đa thai?
Đa thai là trong một thai kỳ, thay vì có 1 em bé thì có nhiều hơn một em bé cùng phát triển. Đa thai có thể cùng trứng hoặc khác trứng. Đa thai cũng có thể phát triển từ một phôi hoặc từ hơn 1 phôi.
Nguyên nhân dẫn đến đa thai
Di truyền
Nếu bạn có mẹ hoặc chị/em gái từng mang đa thai, khả năng mang đa thai của bạn cũng tăng lên đáng kể.
Tuổi tác
So với những thai phụ tuổi dưới 35, phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng mang đa thai cao hơn.
Tiền sử mang đa thai
Nếu trước đây từng mang đa thai, bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho lần mang thai này. Vì rất có thể bạn sẽ tiếp tục mang đa thai một lần nữa.
Thuốc kích thích rụng trứng
Các sĩ thường kê thuốc kích thích rụng trứng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Hormone kích thích nang trứng và Clomiphene citrate được bác sĩ kê toa để tăng cường sản xuất trứng. Các loại thuốc này có tác dụng phụ là kích thích nhiều trứng rụng cùng lúc. Và nếu tất cả đều được thụ tinh sẽ dẫn đến hiện tượng đa thai.
Sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản
Khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như lọc rửa và bơm tinh trùng (IUI), các thuốc kích trứng và gây rụng trứng thường khiến cho nhiều trứng được giải phóng trong 1 chu kỳ, từ đó tăng nguy cơ sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn.
Bên cạnh đó, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng làm tăng khả năng đa thai nếu có nhiều phôi được chuyển vào tử cung. Các phôi sau chuyển cũng có khả năng tự phân tách để tạo thành những phôi giống hệt nhau, dẫn tới đa thai.
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Đa thai không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi bởi theo sinh lý tự nhiên, tử cung người phụ nữ được “lập trình” là nơi nuôi dưỡng tốt nhất chỉ cho 1 bào thai. Trong thụ tinh nhân tạo có nhiều trứng rụng cùng lúc, thụ tinh ống nghiệm có nhiều phôi phát triển cùng lúc, hoặc do sự tách đôi đồng hợp tử mà người phụ nữ mang đa thai, thì hành trình mang thai sẽ rất vất vả, có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
Cụ thể, mẹ mang đa thai dễ bị phù, tăng cân nhiều, triệu chứng ốm nghén trầm trọng hơn, dễ bị sảy thai, nguy cơ cao sinh non, sinh mổ, vỡ tử cung, nhau cài răng lược…
Đối với thai nhi, các biến chứng có thể xảy ra đó là sảy 1 hoặc sảy hết các thai. Ngoài ra còn các nguy cơ như sinh non, các thai dính liền nhau hoặc chậm tăng trưởng…
Đa thai có thể gây ra gánh nặng kinh tế cho gia đình khi trẻ gặp các vấn đề về sức khoẻ.
Đa thai nên tối đa là bao nhiêu thai?
Thực tế khi điều trị thụ tinh nhân tạo hoặc IVF, có người mang tới 2 thậm chí 3 thai. Những trường hợp này đều được bác sĩ tư vấn giảm thai, giữ tối đa 2 thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Trong một số trường hợp cụ thể mẹ không đủ điều kiện sức khỏe hoặc 2 thai phát triển không tốt, bác sĩ sẽ tư vấn gia đình chỉ nên giữ lại 1 thai. Lúc này, các bác sĩ sẽ chọn lọc giữ lại thai khỏe nhất, chọc hút 1 (hoặc các) thai còn lại.
Kỹ thuật giảm đa thai thường được tiến hành khi thai được 7 tuần. Kỹ thuật này không quá phức tạp. Tuy nhiên ký thuật này đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo và độ chính xác cao về thao tác. Do đó theo khuyến cáo, các ca giảm thiểu đa thai cần được thực hiện tại các bệnh viện lớn.Tuy nhiên, chủ động giảm số lượng phôi đưa vào cơ thể người phụ nữ trong mỗi lần chuyển phôi mới là giải pháp ngọn nguồn, tích cực hơn trong nỗ lực giảm tỷ lệ đa thai khi làm IVF
Quan điểm về giảm thiểu thai tại Viện Mô phôi
Như trình bày, chủ động giảm số phôi trong mỗi lần chuyển phôi sẽ giảm được khả năng đa thai. Nhưng chuyển ít phôi mà vẫn đảm bảo cơ hội có thai cao sau chuyển phôi đòi hỏi phải có những kỹ thuật nuôi cấy phôi để có được phôi tốt bên cạnh các bí quyết là các phương pháp khoa học, chỉ định điều trị chính xác của các bác sĩ. Đó là mục tiêu hướng tới của Viện: mỗi chu kỳ chuyển ít phôi nhưng khả năng đậu thai cao.
🌳🌳🌳🌳🌳TÌM HIỂU THÊM: Làm gì để có thai kỳ hạnh phúc?
PGS.TS Trịnh Thế Sơn chia sẻ: “Tâm huyết của chúng tôi là không chỉ giúp các gia đình hiếm muộn có con. Quan trọng hơn đó là nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình hiếm muộn, giúp bệnh nhân có thai kỳ an toàn. Như vậy, giảm khả năng đa thai để bà mẹ và thai nhi có một thai kỳ nhẹ nhàng, khỏe mạnh. Và để các gia đình có điều kiện tốt nhất chăm sóc bé sau sinh. Đó luôn là mục tiêu hướng tới của tập thể bác sĩ điều trị tại Viện.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12