Hiện nay, tỷ lệ vô sinh đang ngày càng cao và đang ngày càng trẻ hoá. Trong đó, vô sinh nam chiếm 40%. Vô sinh nam do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thường gặp do chất lượng tinh trùng kém hoặc vô tinh. Một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi đó là chọc hút tinh trùng từ mào tinh. Vậy chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA) là gì? Phương pháp này có ưu nhược điểm gì và dành cho những trường hợp nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
♦️Ngày 18/07/2023: Bơm IUI chi phí bao nhiêu?
♦️Ngày 18/07/2023: Cần kiêng gì khi kích trứng IVF?
♦️Ngày 17/07/2023: Phôi ngày 5 là gì?
♦️Ngày 15/07/2023: Sau chuyển phôi nên ăn gì?
♦️Ngày 14/07/2023: Thụ tinh trong ống nghiệm gồm những chi phí nào?
1. Vô tinh là gì?
Vô tinh là tình trạng không có tinh trùng trong mẫu xuất tinh. Được xác định sau khi quay ly tâm mẫu ít nhất 2 lần trong khoảng thời gian cách nhau 1 tháng. Tỷ lệ vô tinh ghi nhận xấp xỉ 1% ở nam giới, và chiếm khoảng 10 – 15% nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
- Vô tinh bế tắc
Là trường hợp tinh hoàn có thể sinh tinh bình thường, thể tích tinh hoàn và xét nghiệm nội tiết (FSH, LH) trong giới hạn bình thường.
- Vô tinh không bế tắc
Vô tinh không bế tắc do suy trung tâm: chỉ số FSH, LH thấp, Testosterone thấp hoặc bình thường và có tình trạng suy tinh hoàn.
Vô tinh không bế tắc do suy tinh hoàn: chỉ số FSH, LH tăng đáng kể, suy tinh hoàn.
2. Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh nam không có tinh trùng. Trong đó chia làm 3 nhóm chính:
- Nguyên nhân tại tinh hoàn : Thường do quá trình rối loạn sinh tinh, hậu quả của suy tinh hoàn.
- Nguyên nhân trước tinh hoàn : Có thể do bất thường hoạt động của tuyến yên như suy tuyến yên, tăng prolactin máu.
- Nguyên nhân sau tinh hoàn : Các bất thường về dường dẫn tinh như bế tắc, không có ống dẫn tinh bẩm sinh hay rối loạn hoạt động đường dẫn tinh.
Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da là gì?
(PESA – Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration) là thủ thuật lấy tinh trùng thông qua việc chọc hút từ mào tinh, phục vụ cho việc thụ tinh với noãn bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Kỹ thuật này áp dụng cho các bệnh nhân bị vô sinh do không có tinh trùng nhưng quá trình sản xuất tinh trùng hoàn toàn bình thường, bao gồm cả trường hợp teo ống dẫn tinh, không có ống dẫn tinh bẩm sinh hai bên.
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp nào?
Kỹ thuật này được áp dụng cho những trường hợp nam giới vô sinh do không có tinh trùng nhưng quá trình sản xuất tinh binh hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, trường hợp teo ống dẫn tinh, không có ống dẫn tinh ở hai bên bẩm sinh cũng được chỉ định thực hiện chọc hút tinh trùng từ mào tinh.
Ưu điểm
PESA là kỹ thuật ít xâm lấn, được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ. PESA với tỷ lệ thành công khoảng 65%. Đây là phương pháp đơn giản, có thể thực hiện nhiều lần. Mẫu tinh trùng thu được thường lẫn ít máu và xác tế bào. Do đó, những trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn nên lựa chọn phương pháp hút tinh trùng mào tinh qua da.
Nhược điểm
Các biến chứng thường gặp sau thủ thuật là sưng nhẹ vùng bìu và đau kéo dài trong vài ngày. Việc này sẽ không cản trở việc đi lại, sinh hoạt.
Bạn có thể bị máu tụ ở bìu, nhưng thường nhẹ và tự khỏi, bạn cần phải mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu.
Vì số lượng tinh trùng chọc hút ra không quá nhiều nên chỉ đủ để thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.
3. Các bước thực hiện chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da
- Giảm đau bằng tiền mê hoặc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ.
- Sát khuẩn bộ phận sinh dục, vùng bẹn, đùi và khu vực tầng sinh môn.
- Trải săng vô khuẩn để hở vùng bìu để làm thủ thuật.
- Xác định và cố định mào tinh (thường lựa chọn bên mào tinh căng, to).
- Dùng kim tiêm chọc vuông góc vào mào tinh hoàn, vừa hút vừa kéo kim ra.
- Kiểm tra tinh trùng trong dịch chọc hút.
- Sau khi xác định đủ tinh trùng, sát khuẩn lại vị trí chọc hút và kết thúc thủ thuật.
Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA). Cho đến hiện nay, Viện Mô phôi đã thực hiện hàng trăm ca PESA mỗi năm, giúp cho hàng trăm nam giới được làm cha sinh học.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?