Dự trữ buồng trứng có vai trò tiên lượng khả năng sinh sản của nữ giới. Phụ nữ từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong cơ thể. Ngay từ khi còn là bào thai, bé gái đã có một lượng trứng (noãn) nhất định.Khi đến tuổi dậy thì, các nang trứng sẽ lần lượt phát triển. Và theo đó, các nang trứng lần lượt “một đi không trở lại” theo chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy, dữ trữ buồng trứng của phụ nữ giảm dần theo thời gian. Có những phương pháp nào để đánh giá dự trữ buồng trứng hiện nay?
Ngày 27/12/2023: Phương pháp đông lạnh phôi bằng thuỷ tinh hoá
Ngày 26/12/2023: Những trường hợp nào cần trữ đông tinh trùng?
Ngày 26/12/2023: Tại sao không nên sinh thiết phôi ngày 3?
Ngày 30/11/2023: Thuốc đặt Cyclogest trong điều trị hiếm muộn
Ngày 29/11/2023: Tác dụng của thuốc nội tiết sau chuyển phôi là gì?
Ngày 28/11/2023: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Có những phương pháp nào để đánh giá dự trữ buồng trứng?
Dự trữ buồng trứng được đặc trưng bởi chỉ số AMH. AMH (Anti – Mullerian Hormone) là loại hormon tiết trực tiếp từ tế bào hạt của nang buồng trứng, cho biết số nang noãn hiện có trong buồng trứng người phụ nữ. Chỉ số AMH được xem là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng với các đặc điểm:
- Cao nhất khi 25 tuổi và có xu hướng giảm dần theo độ tuổi;
- Không bị thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt;
- Là yếu tố đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng, tiên lượng khả năng sinh sản của người phụ nữ hiện tại và trong tương lai.
Ở phụ nữ, khả năng dự trữ buồng trứng càng tốt thì khả năng sinh sản càng tốt. Ngoài ra dự trữ buồng trứng còn được xác định bởi siêu âm nang thứ cấp AFC đầu chu kỳ kinh (ngày 2, ngày 3 đang hành kinh).
Xét nghiệm AMH
AMH là một hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng. Chỉ số AMH cho biết số lượng trứng non hiện có ở hai bên buồng trứng hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Dựa vào chỉ số AMH có thể đánh giá được khả năng sinh sản của phụ nữ ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Xét nghiệm AMH là xét nghiệm đo nồng độ hormone Anti-Mullerian trong máu. AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng.
Nồng độ AMH không thay đổi trong suốt chu kỳ kinh và giảm dần theo tuổi.
AMH à một trong những phương pháp chẩn đoán mang tính chính xác cao và là phương pháp đánh giá hàng đầu hiện nay. Vì AMH được tiết trực tiếp bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng. Có thể làm xét nghiệm AMH vào bất kì thời điểm nào. Lý do là nồng độ AMH là hằng định và không thay đổi theo chu kỳ.
Mức AMH có thể cung cấp số lượng noãn còn lại trên buồng trứng. Từ đó tiên đoán về khả năng sinh sản trong tương lai.
- AMH bình thường. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml.
- AMH cao. Những ai có chỉ số AMH cao và quá cao (>10 ng/ml, thường gặp ở phụ nữ có buồng trứng đa nang).
- AMH thấp. Mức AMH thấp (1,0-1,5 ng/ml) cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng thấp. Tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai. Còn với AMH cực thấp (dưới 0,5ng/ml) cho thấy còn rất ít trứng dự trữ và khả năng thụ thai là một vấn đề đáng lo ngại.
Siêu âm đếm nang noãn đầu chu kỳ
Kỹ thuật này thường được tiến hành vào ngày 2 – ngày 3 đang hành kinh của nữ giới. Phương pháp này hay còn gọi là siêu âm nang noãn AFC đầu chu kỳ. Khi đó, bác sĩ sẽ siêu âm qua ngã âm đạo để đếm số nang noãn xuất hiện đầu chu kỳ trên hai buồng trứng.
Ưu điểm của kỹ thuật này:
- Nhanh có kết quả, không gây đau đớn hay ảnh hưởng tâm lý,
- Chi phí thấp
- Ngoài xác định được số nang trứng ra thì có thể quan sát kích thước các nang trứng có đồng đều nhau hay không và dễ dàng hơn trong việc chỉ định phác đồ điều trị sao cho phù hợp với từng người bệnh.
Một số lầm tưởng về dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Hiểu lầm 1: Chỉ có phụ nữ lớn tuổi mới bị suy buồng trứng
Đây là một quan niệm sai lầm cần thay đổi. Hiện nay, tình trạng bệnh nhân bị suy buồng trứng gặp tại Viện rất nhiều. Đáng lo ngại là xu hướng suy buồng trứng sớm ngày càng gia tăng ở những phụ nữ trước 30 tuổi.
Nhiều trường hợp khi đến khám hiếm muộn có dự trữ buồng trứng dưới 0,1 mặc dù còn rất trẻ tuổi. Những thống kê gần đây cho thấy không ít trường hợp phụ nữ ở độ tuổi 30, thậm chí 20 đã suy buồng trứng.
Đây là một thực trạng đáng báo động hiện nay về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Hiện nay vẫn chưa có cách nào có thể phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng.
Hiểu lầm 2: Uống thuốc có thể giúp tăng dự trữ buồng trứng
Nhiều bệnh nhân đã nhắn tin hỏi bác sĩ tại Viện:
“Bác sĩ ơi, em nghe nói có loại thuốc uống để tăng AMH. Em muốn mua”. Bác sĩ tại Viện Mô phôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi với nội dung tương tự như vậy.
Chỉ số AMH là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng của cơ thể hay hiểu đơn giản là phản ánh số lượng nang trứng còn lại ở hai bên buồng trứng. Chỉ số này giảm dần theo độ tuổi và không có thuốc tăng chỉ số AMH.
Hiểu lầm 3: Chưa sinh con thì không thể hết trứng
Ở xã hội hiện đại, xu hướng kết hôn và sinh con muộn ngày càng tăng. Nguyên nhân có thể do khách quan hoặc chủ quan. Và nhiều chị em chủ quan nghĩ rằng, họ chưa sinh con thì trứng vẫn còn, không thể hết trứng được.
Đây cũng là một quan niệm sai lầm về dự trữ buồng trứng ở phụ nữ. Dự trữ buồng trứng chịu tác động từ nhiều yếu tố như:
- Tuổi tác,
- Di truyền
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học…
Có một số trường hợp khám tiền hôn nhân tại Viện gặp tình trạng dự trữ buồng trứng cạn kiệt. Đây là vấn đề gây nhiều khó khăn khi mang thai ở phụ nữ. Do vậy hiện nay, khi chưa kết hôn và có ý định sinh con các chị em có thể lựa chọn phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản bằng cách trữ trứng chủ động.
Bài viết liên quan
Chuyển phôi có gây mê không?
Điều trị thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng thời gian có nhiều lo lắng ...
Th12
Người nhiễm giang mai có làm IVF được không?
Giang mai là bệnh truyền nhiễm được phát hiện từ rất lâu về trước. Bệnh ...
Th12
Kỹ thuật ICSI được thực hiện như thế nào?
Trong những năm gần đây, kỹ thuật ICSI được ưu tiên sử dụng trong hỗ ...
Th12
Khi chuyển phôi người chồng vắng mặt sẽ cần làm gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật phức tạp và gồm nhiều giai ...
Th11
Một phôi đẹp có phải là một phôi tốt?
Đối với các chị em hiếm muộn, việc thu được nhiều phôi tốt là một ...
Th11
Hội chứng Edwards là gì?
Hội chứng Edwards hay còn được biết đến là hội chứng trisomy 18. Hội chứng này được ...
Th11