Dự trữ buồng trứng được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá chức năng sinh sản ở nữ giới. Dự trữ buồng trứng càng tốt thì khả năng sinh sản tốt và ngược lại. Hiện nay dự trữ buồng trứng được xem là xét nghiệm quan trọng trong khám hiếm muộn. Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là tỷ lệ phụ nữ suy giảm buồng trứng ngày càng tăng. Tăng cả về số lượng lẫn trẻ hoá độ tuổi. Vậy nguyên nhân nào gây nên giảm dự trữ buồng trứng? Bài viết dưới đây Viện Mô phôi xin chia sẻ một số thông tin quan trọng.
👉Ngày 27/12/2023: Phương pháp đông lạnh phôi bằng thuỷ tinh hoá
👉Ngày 26/12/2023: Những trường hợp nào cần trữ đông tinh trùng?
👉Ngày 26/12/2023: Tại sao không nên sinh thiết phôi ngày 3?
👉Ngày 30/11/2023: Thuốc đặt Cyclogest trong điều trị hiếm muộn
👉Ngày 29/11/2023: Tác dụng của thuốc nội tiết sau chuyển phôi là gì?
👉Ngày 28/11/2023: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
👉Ngày 27/11/2023: Chưa quan hệ tình dục có mắc viêm lộ tuyến không?
Dự trữ buồng trứng là gì?
Dự trữ buồng trứng được đặc trưng bởi chỉ số AMH. AMH (Anti – Mullerian Hormone) là loại hormon tiết trực tiếp từ tế bào hạt của nang buồng trứng, cho biết số nang noãn hiện có trong buồng trứng người phụ nữ. Chỉ số AMH được xem là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng với các đặc điểm:
- Cao nhất khi 25 tuổi và có xu hướng giảm dần theo độ tuổi;
- Không bị thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt;
- Là yếu tố đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng, tiên lượng khả năng sinh sản của người phụ nữ hiện tại và trong tương lai.
Ở phụ nữ, khả năng dự trữ buồng trứng càng tốt thì khả năng sinh sản càng tốt.
AMH mang lại giá trị gì?
Xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng AMH mang lại những giá trị sau:
- Đánh giá mức độ lão hóa buồng trứng;
- Tiên lượng khả năng sinh sản phụ nữ;
- Tiên lượng tuổi mãn kinh;
- Dự đoán tổn thương buồng trứng sau điều trị ung thư, phẫu thuật.
Chỉ số AMH và khả năng sinh sản
Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml. Ngoài ra, nồng độ AMH cao hơn giá trị trên cũng quan sát thấy ở những phụ nữ buồng trứng đa nang.
- Tối ưu cho khả năng sinh sản: 4,0-6,8 ng/ml
- Đạt yêu cầu cho khả năng sinh sản: 2,2-4,0 ng/ml
- Khả năng sinh sản thấp: 0,3-2,2 ng/ml
- Khả năng sinh sản rất thấp: <0,3 ng/ml
- Mức cao: >6,8 ng/ml.
Ngoài ra, dựa vào kết quả AMH bác sĩ có thể ra các chỉ định xét nghiệm khác giúp bệnh nhân phát hiện ra các vấn đề liên quan ung thư buồng trứng khi có một kết quả AMH cao bất thường.
Nguyên nhân nào gây nên giảm dự trữ buồng trứng?
Giảm dự trữ buồng trứng là gì?
Giảm dự trữ buồng trứng (diminished ovarian reserve – DOR) là tình trạng suy giảm số lượng trứng không hồi phục, nguyên nhân có thể do yếu tố tuổi, di truyền, điều trị thuốc, điều trị phẫu thuật và môi trường.
Một bé gái từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong cơ thể. Vào thời điểm sinh, bé gái có khoảng 1 triệu nang noãn ở 2 buồng trứng. Đến tuổi dậy thì, 2 buồng trứng chỉ còn khoảng 300.000 – 500.000 nang noãn. Sau đó các nang noãn không tăng số lượng mà chỉ giảm dần theo chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân
Độ tuổi
Theo độ tuổi, AMH của phụ nữ sẽ giảm dần theo thời gian.
- Khi sinh ra: 1 – 2 triệu tế bào noãn
- Tuổi dậy thì: 300.000 – 500.000 tế bào noãn
- Sau 35 tuổi: khoảng 25.000 tế bào noãn
- Khi bắt đầu mãn kinh: khoảng 1.000 tế bào noãn.
Ngoài việc giảm số lượng, tỷ lệ bất thường của noãn cũng tăng dần theo tuổi. Dẫn đến tăng tỷ lệ sảy thai, tăng biến chứng trong thai kỳ, tăng tỷ lệ trẻ bất thường.
Một số yếu tố góp phần làm giảm dự trữ buồng trứng nhanh hơn
- Do bất thường di truyền
- Phẫu thuật buồng trứng, chẳng hạn như phẫu thuật lạc nội mạc tử cung
- Điều trị xạ trị
- Hút thuốc
- Vô căn (nghĩa là không có nguyên nhân rõ ràng).
Phụ nữ suy buồng trứng cần làm gì?
- Trong trường hợp giảm dự trữ buồng trứng do yếu tố độ tuổi, có thể cân nhắc trữ trứng xã hội để bảo tồn khả năng sinh sản nếu chưa có dự định có thai trong thời điểm hiện tại.
- Trường hợp do bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung buồng trứng, u nang buồng trứng khả năng lành tính, nên tránh các phẫu thuật không cần thiết để dự phòng giảm dự trữ buồng trứng do phẫu thuật.
- Bên cạnh đó, cần đi khám phụ khoa, kiểm tra khả năng sinh sản định kì, để phát hiện các bệnh lý, yếu tố nguy cơ gây giảm nhanh dự trữ buồng trứng nhằm có kế hoạch can thiệp kịp thời. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, rau xanh, trái cây, sinh hoạt lành mạnh, tránh tiêu thụ nhiều rượu bia, chất kích thích, khói thuốc lá, tăng cường vận động sẽ góp phần cải thiện sức khỏe sinh sản.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!