Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh thứ phát đó là sau khi mổ lấy thai. Hiện nay có rất nhiều gia đình lựa chọn phương pháp sinh mổ chủ động. Thậm chí ngay cả khi thai phụ có thể sinh thường. Vấn đề tụ dịch vết mổ đẻ đã gây không ít khó khăn cho nhiều gia đình sau khi sinh em bé đầu mà mãi không có thai trở lại. Vậy nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai như thế nào?
1. Vô sinh thứ phát là gì?
Vô sinh thường được định nghĩa là không có khả năng thụ thai sau 1 năm quan hệ tình dục thường xuyên, không có biện pháp bảo vệ. Với người vợ trên 35 tuổi thời gian là 06 tháng.
Vô sinh có thể là do những điều sau đây:
-
Rối loạn tinh trùng (≥ 35% số cặp vợ chồng)
-
Rối loạn chức năng phóng noãn hoặc (ít thường xuyên hơn) là giảm dự trữ buồng trứng (khoảng 20%)
-
Rối loạn chức năng vòi và các bất thường ở khung chậu (khoảng 30%)
-
Chất nhầy cổ tử cung bất thường (≤ 5%)
-
Các yếu tố không xác định (khoảng 10%)
Vô sinh thứ phát là gì? Là tình trạng không có khả năng thụ thai ở những cặp vợ chồng từng có con. Vô sinh thứ phát có thể liên quan đến các vấn đề sinh sản ở nam, nữ, do cả hai hoặc không rõ nguyên nhân.
2. Nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai
Một trong những vấn đề nghiêm trọng sau khi mổ lấy thai thường gặp đó là tụ dịch vết mổ đẻ.
Tụ dịch vết mổ đẻ là gì?
Tụ dịch vết mổ đẻ cũ là hiện tượng có một lớp dịch đọng lại trên vết nứt ở vùng eo thành trước tử cung vị trí sẹo mổ lấy thai cũ và gây ra tình trạng rong huyết, khó thụ thai ở người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ không thấy dấu hiệu đặc biệt nào và chỉ vô tình phát hiện trên siêu âm phụ khoa.
Nguyên nhân gây tụ dịch
Căn cứ vào biểu hiện và thăm khám lâm sàng trên bệnh nhân bị hở vết mổ tử cung dẫn đến tụ dịch vết mổ tử cung, có thể thấy một số yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng này bao gồm:
- Sẹo mổ quá thấp vùng cổ tử cung
- Sẹo mổ nhiều lần
- Tử cung ngả sau gập sau
- Thời gian chuyển dạ kéo dài
- Độ mở cổ tử cung
- Do đoạn dưới mỏng
- Do kỹ thuật khâu của bác sĩ
Triệu chứng khi bị tụ dịch vết mổ đẻ như thế nào?
Đa số người bệnh bị tụ dịch vết mổ không có biểu hiện gì rõ ràng, trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Rong huyết sau kỳ kinh
- Đau tiểu khung mãn tính
- Vô sinh thứ phát
- Đau khi giao hợp
- Đau bụng kinh.
Nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai là gì?
Vô sinh thứ phát do tụ dịch vết mổ lấy thai hiện nay khá phổ biến. Vết mổ cũ vì lý do nào đó liền không tốt, có dịch viêm hay dịch máu, chảy vào buồng tử cung làm ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi gây vô sinh. Ngay cả khi xác định làm thụ tinh ống nghiệm (IVF), việc chuyển phôi thành công cho những trường hợp này cũng rất hạn chế.
Tụ dịch vết mổ làm tăng nguy cơ vô sinh thứ phát và nguy cơ chuyển phôi thất bại do cơ tử cung quanh sẹo co bóp kém dẫn đến tích tụ máu cũ gây viêm nhiễm tinh trùng không xâm nhập vào buồng tử cung được. Khi điều trị hiếm muộn, có thể không chuyển phôi được hoặc chuyển phôi thất bại do dịch tạo độc tố ảnh hưởng phôi, chất nhầy cổ tử cung bị ảnh hưởng, giải phóng các yếu tố viêm gây nên tình trạng viêm khu trú tại vùng khuyết.
3. Cần làm gì để hạn chế nguy cơ này?
Ngày nay, nhiều phụ nữ chọn phương pháp sinh mổ. Họ chọn ngày giờ sinh sớm so với thời gian chuyển dạ và đã gây ra những hệ lụy nhất định. Không phải ai sinh mổ cũng bị tụ dịch vết mổ, nhưng nếu không mổ đẻ phụ nữ sẽ không gặp vấn đề tụ dịch vết mổ.
Mổ lấy thai đúng chỉ định là điều bình thường, nhưng nếu mổ lấy thai khi không cần thiết thì có thể là thảm họa, gây khó khăn trong lần sinh sản kế tiếp. Cái gì tự nhiên luôn là hoàn hảo nhất. Phụ nữ hãy nghĩ đến lần sinh tiếp theo, thay vì chỉ cần mẹ tròn con vuông ở kỳ sinh sản đầu tiên.
Trên đây là những nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai. Tình trạng này ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Và là một nút thắt trong chuyên ngành hỗ trợ sinh sản. Khi lựa chọn phương pháp mổ, hãy cân nhắc cẩn thận cả nơi sinh và bác sĩ mổ đẻ. Nếu sinh thường được hãy sinh thường để chủ động hạn chế nguy cơ tụ dịch vết mổ đẻ.
Bài viết liên quan
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Rối loạn chuyển hoá chu trình urê ở trẻ em
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh – một trong những bệnh lý có nguy cơ gây ...
Th12
Sảy thai liên tiếp và những điều cần biết
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của mỗi ...
Th12
Chi phí điều trị bơm IUI tại Viện Mô phôi
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Quy trình điều trị IVF tại Viện Mô phôi
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ kỹ thuật thụ ...
Th11
Hội chứng siêu nữ 47XXX
Người bình thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) 23 cặp, trong đó có 22 ...
Th11