Niêm mạc tử cung mỏng có dấu hiệu gì?

20200822 niem mac tu cung day 03 2

Niêm mạc tử cung được xem là “mảnh đất màu mỡ” cho phôi làm tổ và phát triển. Niêm mạc là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát triển của thai. Niêm mạc tử cung được xem là mảnh đất cho phôi phát triển. Ở một độ dày thích hợp phôi sẽ dễ dàng làm tổ và phát triển thuận lợi. Tình trạng niêm mạc mỏng gặp khá nhiều ở phụ nữ hiện nay. Điều này gây bất lợi cho quá trình chuẩn bị niêm mạc và chuyển phôi ở phụ nữ. Niêm mạc  tử cung mỏng có dấu hiệu gì? Cần làm gì để cải thiện độ dày của niêm mạc tử cung?

🔥Ngày 05/01/2024: Ứ dịch lòng tử cung có nguy cơ gây vô sinh không?

🔥Ngày 15/02/2024: Tin vui đầu năm từ đồng đội mong con

🔥Ngày 30/10/2023: Điều trị tắc ống dẫn tinh như thế nào?

🔥Ngày 12/02/2023: Cần kiêng gì sau khi bơm IUI?

🔥Ngày 27/10/2023: Chất lượng tinh trùng đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng

🔥Ngày 26/10/2023: Cảnh giác các dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung

🔥Ngày 25/10/2023: Động lực cho các mẹ có niêm mạc mỏng!

Vai trò của niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung là gì?

Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Độ dày niêm mạc tử cung trong từng giai đoạn như thế nào?

Dưới đây là chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung bình thường ở từng giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 1- ngày thứ 4): chỉ số tiêu chuẩn là 2-4mm.
  • Giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 4- ngày thứ 14): chỉ số tiêu chuẩn là 6-10mm.
  • Giai đoạn chế tiết của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 15- ngày thứ 28): chỉ số tiêu chuẩn là < 16mm.

Vai trò của niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng với quá trình thụ thai và bảo vệ thai ở nữ giới.

Mỗi tháng, dưới ảnh hưởng của các hormone nội tiết, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn. Đây là sự chuẩn bị cho cơ thể nếu diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.

Khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi thai, lớp niêm mạc tại tử cung dày lên, đóng vai trò đặc biệt với tên gọi là “màng rụng” thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phôi thai, nhau thai phát triển bình thường.

Trong trường hợp không có sự thụ tinh diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tự bong, gây hiện tượng hành kinh. Sau khi hành kinh kết thúc, lớp niêm mạc tiếp tục được tái tạo và dày trở lại.

Niêm mạc tử cung mỏng có dấu hiệu gì?

Niêm mạc tử cung mỏng là tình trạng mà độ dày niêm mạc không tốt. Độ dày nằm dưới ngưỡng bình thường của nội mạc tử cung trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Đây là tình trạng ảnh hưởng khá lớn đến khả năng sinh sản của phái nữ.

Nguyên nhân dẫn đến niêm mạc tử cung mỏng

Có nhiều nguyên nhân khiến cho niêm mạc tử cung mỏng như:

  • Do chị em có nồng độ estrogen trong cơ thể thấp. Toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào lượng estrogen. Phụ nữ kinh nguyệt không đều thường có lớp tử cung mỏng do nồng độ estrogen thấp. Lượng estrogen sẽ giảm theo thời gian và đó lý do những phụ nữ trên 40 thường khó mang thai hoặc giữ thai.
  • Lối sống ít vận động, không có sự luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên ở một số chị em phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung mỏng hơn.
  • Do mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung.
  • Do mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm vùng chậu.
  • Hậu quả của việc nạo phá thai: Lớp niêm mạc tử cung sẽ bị mỏng đi một chút sau mỗi lần nạo, phá thai.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai, nhất là các loại tránh thai khẩn cấp.
su dung thuoc tranh thai
Lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng niêm mạc mỏng.

Dấu hiệu niêm mạc tử cung mỏng

Biểu hiện niêm mạc tử cung mỏng:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Đau bụng kinh dữ dội khi đến ngày hành kinh
  • Lượng máu kinh ra ít: <2 ngày.
  • Không có thai dù quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai.
  • Bạn có tiền sử can thiệp vào buồng tử cung như nạo hút buồng tử cung vì bất kỳ lý do nào khác hoặc sinh non;
    Nếu bạn đang có một trong những dấu hiệu trên cần đến thăm khám sớm với bác sĩ để được kiểm tra về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình. Nếu được chẩn đoán niêm mạc mỏng, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị phù hợp với bạn.

Niêm mạc tử cung mỏng nên ăn gì?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định bác sĩ, các chị em cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hợp lý để cải thiện độ dày niêm mạc tử cung. Cụ thể:

Bổ sung lượng sắt cho cơ thể

Sắt là chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tái tạo, nuôi dưỡng cũng như làm tăng độ dày lớp lót nội mạc tử cung. Do đó, chị em có thể bổ sung sắt vào cơ thể qua các loại thực phẩm thông dụng như thịt bò, bí đỏ, ngũ cốc nguyên hạt…

Vitamin E và L-Arginine

Vitamin E và L-Arginine cũng là những chất rất hữu ích trong việc làm tăng độ dày của nội mạc tử cung. Chị em có thể tìm thấy vitamin E và L-Arginine trong các các chế phẩm từ thuốc hoặc trong các loại thực phẩm.

Đậu nành

Là thực phẩm giàu estrogen, đậu nành có thể cung cấp lượng estrogen lớn cho những chị em phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng. Chị em hãy bổ sung nhiều đậu nành để cải thiện tình trạng mỏng niêm mạc tử cung.

Tập thể dục mỗi ngày

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… Đây là phương pháp thể dục đơn giản nhất tạo sự chuyển động của hông. Chúng giúp thúc đẩy lượng máu chảy vào tử cung hỗ trợ làm dày lớp niêm mạc tử cung. Đồng thời tăng tuần hoàn cho các cơ quan sinh sản.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status