Thụ tinh trong ống nghiệm là hành trình dài có nhiều lo lắng cho các cặp vợ chồng. IVF là một kỹ thuật hiện đại nhưng cũng rất phức tạp, gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng trong thụ tinh ống nghiệm. Đây là thời điểm phôi sẽ được chuyển lại buồng tử cung người mẹ để bắt đầu mang thai. Sau chuyển phôi là giai đoạn có nhiều lo lắng cho các chị em. Có bệnh nhân sau chuyển phôi có rất nhiều biểu hiện “lạ”, nhưng có trường hợp không có dấu hiệu gì. Vậy sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì có đáng lo ngại không?
🍄Ngày 09/10/2024: Em bé Phương Anh của Viện 02 tháng tuổi.
🍄Ngày 08/10/2024: Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
🍄Ngày 07/10/2024: Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở phụ nữ?
🍄Ngày 07/10/2024: Bệnh nhân đã sinh con khoẻ mạnh sau hai lần sảy thai.
🍄Ngày 08/10/2024: Tình trạng người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Sau chuyển phôi bao lâu nên thử thai?
Chuyển phôi được xem là bước cuối cùng trong quá trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi sau khi nuôi cấy trong phòng Labo sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người mẹ. Bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh. Tại Viện Mô phôi hiện nay, bệnh nhân chủ yếu được chuyển phôi đông lạnh.
Khi nào bệnh nhân được thực hiện chuyển phôi?
Đối với chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được chuyển phôi trong chu kỳ kích trứng. Đối với chuyển phôi trữ, bệnh nhân cần trải qua quá trình chẩn bị nội mạc tử cung.
Khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bệnh nhân sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên, phôi sẽ được rã đông.
- Đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm. Siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên siêu âm.
- Các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
Sau chuyển phôi mấy ngày nên thử thai?
Đối với chuyển phôi ngày 3, bệnh nhân nên thử thai sau 14 ngày chuyển phôi. Đối với chuyển phôi ngày 5, ngày 6, bệnh nhân nên thử thai sau 12-14 ngày chuyển phôi.
🔥🔥🔥🔥🔥ĐỌC THÊM: Bệnh tan máu bẩm sinh do nguyên nhân nào gây ra?
Có nhiều bệnh nhân thực hiện thử thai bằng que thử thai tại nhà. Nhưng việc thử thai bằng que có thể không chính xác. Chất lượng que thử thai không được kiểm soát chặt chẽ nên có thể dẫn đến việc gây ra dương tính giả hoặc âm tính giả kết quả. Vì vậy, xét nghiệm máu là phương pháp chính xác nhất để xác định xem có thai hay không. Việc xác định hormone beta hCG ở các thời điểm khác nhau cũng có ý nghĩa trong việc theo dõi sự phát triển của thai. Và chúng ta cũng không nên làm xét nghiệm máu quá sớm, cứ đợi đến ngày 12 thử máu sẽ có kết quả chính xác nhất.
Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì có đáng lo ngại không?
Các dấu hiệu sau chuyển phôi có khẳng định điều gì không?
Sau chuyển phôi, một số trường hợp bệnh nhân bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như:
- Đau đầu, nhiệt độ cơ thể tăng lên,
- Chán ăn, ăn không ngon,
- Buồn nôn, mất ngủ, hay đi tiểu nhiều lần,
- Chướng bụng, căng tức ngực
- Ra dịch hồng/nâu…
Tuy nhiên việc xuất hiện các “dấu hiệu” giống như mang thai cũng không chắc chắn là bạn đang có mang thai hay không.
- Đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn
- Ngực to, đau ngực
- Xuất hiện tình trạng tiểu đêm, gặp các vấn đề về tiết niệu, bị đau đáy chậu, dịch âm đạo,…
- Nhức đầu, chóng mặt, hay buồn ngủ
- Thay đổi cảm xúc, trầm cảm, giấc ngủ bị rối loạn, không hứng thú với tình dục.
- Đau lưng, đau cơ, đau khớp.
Sau chuyển phôi bệnh nhân cần làm gì?
Việc xuất hiện hay không các biểu hiện sau chuyển phôi không thực sự quan trọng. Bạn sẽ biết được chính xác thai có làm tổ hay không dựa vào kết quả xét nghiệm beta hCG sau khoảng 10-12 ngày chuyển phôi. Có nhiều trường hợp sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì nhưng vẫn có thai và sinh con khoẻ mạnh và ngược lại. Vì vậy, sau chuyển phôi bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Đây được xem là lưu ý quan trọng nhất sau chuyển phôi. Bởi lẽ, thai kỳ IVF trong 3 tháng đầu được hỗ trợ hoàng thể từ thuốc nội tiết bên ngoài vào. Thuốc nội tiết lúc này được xem như hơi thở của phôi. Thừa hặc thiếu có thể dẫn đến quá trình làm tổ thất bại.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và không cần có chế độ ăn đặc biết nào.
- Hãy vận động, đi lại nhẹ nhàng. Thậm chí nếu công việc của bạn không vất vả và áp lực, bạn nên đi làm.
- Không nên thử thai quá sớm để tránh gây áp lực căng thẳng, stress.
- Xét nghiệm beta hCG theo hẹn để bác sĩ chỉnh thuốc.
Bài viết liên quan
Chuyển phôi có gây mê không?
Điều trị thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng thời gian có nhiều lo lắng ...
Th12
Người nhiễm giang mai có làm IVF được không?
Giang mai là bệnh truyền nhiễm được phát hiện từ rất lâu về trước. Bệnh ...
Th12
Kỹ thuật ICSI được thực hiện như thế nào?
Trong những năm gần đây, kỹ thuật ICSI được ưu tiên sử dụng trong hỗ ...
Th12
Khi chuyển phôi người chồng vắng mặt sẽ cần làm gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật phức tạp và gồm nhiều giai ...
Th11
Một phôi đẹp có phải là một phôi tốt?
Đối với các chị em hiếm muộn, việc thu được nhiều phôi tốt là một ...
Th11
Quy trình điều trị IVF tại Viện Mô phôi
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ kỹ thuật thụ ...
Th11