Hành trình làm mẹ là điều tuyệt vời nhất mà mỗi người phụ nữ đều mong chờ. Tuy nhiên đối với những người phụ nữ hiếm muộn thì điều đó càng hồi hộp hơn. Từ lúc chuyển phôi đến 12 ngày là một khoảng thời gian hồi hộp và có rất nhiều lo lắng. Có những người may mắn thì thành công ở lần chuyển phôi đầu, người lần 2,3. Nhưng cũng có những người kém may mắn hơn. Có nhiều trường hợp sau chuyển phôi đã có beta hCG, nhưng beta bị tụt dần. Trường hợp này thai đã làm tổ nhưng bị sinh hóa. Vậy, thuốc tăng beta hCG có thật không? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Xét nghiệm beta hCG là gì?
Beta hCG là gì?
HCG là viết tắt của Human Chorionic Gonadotropin – là một hormon được tiết ra từ các tế bào hình thành trong nhau thai sau khi trứng rụng được thụ tinh và làm tổ. HCG có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thai kỳ, báo hiệu cho tử cung sẵn sàng cho sự làm tổ của hợp tử, ngăn trứng rụng theo chu kỳ và hình thành những phản ứng của cơ thể mẹ (ốm nghén).
⁉️⁉️⁉️Có Thể Bạn Chưa Biết: Một Số Trường Hợp Không Nên Làm Sàng Lọc Di Truyền
Xét nghiệm beta hCG là gì?
Xét nghiệm beta hCG là một xét nghiệm kiểm tra nồng độ beta hCG trong máu hoặc nước tiểu. Chỉ số này có thể được xem là một marker tuyệt vời để chẩn đoán có thai sớm bởi vì nồng độ hCG tăng rất nhanh sau khi trứng được thụ tinh, thường là tăng gấp đôi cứ mỗi 48 – 72 giờ.
2. Mục đích của xét nghiệm beta hCG
- Ý nghĩa quan trọng nhất của xét nghiệm beta hCG là chẩn đoán có thai từ khi rất sớm. Khi hormon HCG tăng cao trên ngưỡng sinh lý, có thể kết luận rằng người phụ nữ đã có thai. Tuy nhiên, nếu HCG < 5mIU/ml thì vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận rằng bạn đang mang thai. Lúc này, cần phải thực hiện thêm xét nghiệm lần 2 sau 48 – 72 giờ.
Đối với bệnh nhân làm thụ tinh nhân tạo, sau 14 ngày kể từ ngày bơ sẽ làm xét nghiệm này. Đối với bệnh nhân làm IVF, chuyển phôi ngày 3 là sau 14 ngày, chuyển phôi ngày 5 là sau 12 ngày.
- Dựa vào nồng độ beta hCG, bác sĩ có thể dự đoán được một người mang thai đơn hay đa thai. Ở giai đoạn sớm, khi nồng độ HCG tăng rất cao so với mức cùng độ tuổi thai thì có thể nghi ngờ đa thai nhưng phải kết hợp với siêu âm thai thì bác sĩ mới kết luận được vấn đề này.
- Xét nghiệm nồng độ beta HCG còn phát hiện sớm thai ngoài tử cung.
3. Kết quả xét nghiệm beta hCG cho biết điều gì?
Với xét nghiệm máu, tuy không tiện lợi và cho kết quả nhanh chóng như khi sử dụng que thử thai. Nhưng xét nghiệm máu có khả năng xác định chính xác nồng độ beta HCG do nhau thai sản sinh vào trong máu mẹ. Đồng thời, xét nghiệm này có thể đo được nồng độ hormone HCG rất nhỏ trong máu, nên có thể phát hiện mang thai sớm ở phụ nữ ngay cả khi chưa có dấu hiệu bị trễ kinh.
- Nồng độ beta HCG dưới 5 mIU/ml: kết quả không có thai.
- Nồng độ HCG trên 25 mIU/ml: kết quả có thai.
- Nồng độ HCG nằm trong khoảng 5 – 25 mIU/ml: chưa thể kết luận có thai hay không. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác và theo dõi chỉ số HCG có tăng lên trong những ngày tiếp theo không.
4. Những lưu ý khi xét nghiệm beta hCG?
- Không xét nghiệm quá sớm hoặc quá muộn so với quy định mà cần tuân thủ quy định của bác sĩ để kết quả chính xác nhất.
- Phối hợp với siêu âm, các chẩn đoán thai kỳ khác để theo dõi chặt chẽ tình trạng thai nhi.
5. Có thuốc tăng beta hCG không?
Như đã nói phía trên, beta hCG do bản thân gai nhau của thai tiết ra. Và cho đến hiện nay, KHÔNG CÓ MỘT LOẠI THUỐC NÀO CÓ THỂ LÀM TĂNG NỒNG ĐỘ BETA HCG.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?