Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ giới. Vòi trứng là nơi noãn trưởng thành rụng và thụ tinh với tinh trùng, sau đó di chuyển về tử cung sau khi thụ tinh. Hai ống dẫn trứng nằm hai bên tử cung và được cấu tạo mặt trong bằng những cấu trúc niêm mạc mỏng manh. Vì vậy, khi vòi trứng gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Một trong những vấn đề thường gặp tại vòi trứng đó chính là tắc vòi trứng. Trong quá trình khám và điều trị, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bị vô sinh, hiếm muộn do tắc vòi trứng. Vậy tắc vòi trứng có dấu hiệu gì? Tắc vòi trứng nên làm gì để có thai?
🦑Ngày 20/11/2024: Kỷ niệm 42 năm Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam
🐙Ngày 20/11/2024: Độ pH trong tinh dịch nói lên điều gì?
🦐Ngày 20/11/2024: Nguyên nhân nào xuất hiện tình trạng thai trứng?
🦞Ngày 20/11/2024: Viện Mô phôi có điều trị cho mẹ đơn thân không?
🦀Ngày 20/11/2024: Chi phí chuyển phôi trữ tại Viện là bao nhiêu?
Chức năng ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là gì?
Ống dẫn trứng hay còn gọi là vòi trứng là một ống cơ có chiều dài từ 9 – 12cm. Một đầu của ống dẫn trứng sẽ thông với tử cung. Trong khi đầu còn lại sẽ thông với ổ bụng để đỡ khi trứng rụng. Một người phụ nữ bình thường có sức khoẻ sinh sản bình thường sẽ có hai ống dẫn trứng ở hai bên đầy đủ chức năng.
Vòi trứng là một trong những bộ phận chính trong cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Đây cũng là nơi mà trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ, bắt đầu quá trình hình thành thai nhi.
Cấu tạo của ống dẫn trứng bao gồm các phần chính đó là:
- Phần phễu ở gần buồng trứng,
- Phần phình ống
- Eo ống.
Chức năng của ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng có hai chức năng quan trọng là:
- Đường di chuyển của trứng và tinh trùng.
- Nơi tinh trùng gặp trứng và diễn ra quá trình thụ tinh.
Hàng tháng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, mỗi nang trứng trong buồng trứng sản sinh một số lượng trứng nhất định. Khi trứng rụng, các tua vòi của ống dẫn trứng hứng nhận lấy trứng vào ống dẫn trứng để đưa đến tử cung.
Trong quá trình di chuyển này, nếu trứng gặp tinh trùng đi vào sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Nhờ sự chuyển động của lông mao và nhu động của cơ ống dẫn trứng, phôi thai sẽ được đưa đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Trường hợp trứng không gặp tinh trùng, trứng sẽ được đào thải ra bên ngoài dưới hình thức kinh nguyệt.
Dấu hiệu tắc vòi trứng
Tắc vòi trứng là gì?
Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp, ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai; hoặc hợp tử đã thụ tinh không thể di chuyển vào buồng tử cung để “làm tổ”. Chính vì vậy có thể dẫn đến phôi làm tổ ngay tại vòi trứng gây ra tình trạng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây tắc vòi trứng. Có thể do:
- Viêm nhiễm qua đường sình dục do Chlamydia hoặc các loại vi khuẩn lậu;
- Do vệ sinh kém, nhất là vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo hay cổ tử cung. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm nhiễm ngược gây tắc nghẽn vòi trứng.
- Từng can thiệp ống dẫn trứng
- Bị lạc nội mạc tử cung, một tình trạng làm cho niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung
Ngoài ra, việc nạo phá thai không an toàn, nạo phá thai nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc vòi trứng. Thông thường cổ tử cung đóng vai trò ngăn cản vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi phụ nữ bị sảy thai, sinh đẻ hoặc nạo phá thai nhiều lần sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo và lan qua cổ tử cung lên tử cung và hai vòi trứng, gây viêm tắc vòi trứng.
Tắc vòi trứng có biểu hiện gì không?
Tắc vòi trứng thường không gây ra biểu hiện đặc biệt. Vì thế rất nhiều người không biết hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Điều này được phát hiện khi bệnh nhân khó thụ thai. Và phải được kiểm tra bằng phương pháp chụp X-quang tử cung vòi trứng.
Trong một số trường hợp, tắc ống dẫn trứng có thể gây ra một số cơn đau ở vùng bụng. Nó có thể tương tự với cơn đau xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người.
Bên cạnh đó, người bị tắc vòi trứng có thể gặp các vấn đề như:
- Chu kỳ kinh nguyệt thất thường,
- Thời gian hành kinh kéo dài và nhiều hơn,
- Kèm theo đó là hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp khiến các chị em cảm thấy mệt mỏi và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
🔥🔥🔥🔥🔥XEM THÊM: Chậm kinh nên làm gì?
Phương pháp chẩn đoán tắc vòi trứng
Trong thực tế, có ba phương pháp quan trọng để chẩn đoán ống dẫn trứng bị tắc:
- Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang. Bác sĩ tiêm một loại thuốc nhuộm vô hại vào tử cung, chất này sẽ chảy vào ống dẫn trứng và tạo ra hình ảnh có thể nhìn thấy trên phim chụp X-quang. Nếu chất lỏng không chảy vào ống dẫn trứng, chúng có thể đã bị tắc nghẽn.
- Siêu âm phần phụ: Công cụ này rất giống với chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang nhưng sử dụng sóng âm thanh để xây dựng nên hình ảnh của ống dẫn trứng.
- Nội soi ổ bụng: Bác sĩ phẫu thuật tạo một vết cắt nhỏ trên cơ thể và lắp một máy ảnh cực nhỏ để chụp ảnh ống dẫn trứng từ bên trong. Trong các kỹ thuật, nội soi ổ bụng là phương tiện chính xác nhất để tìm những dấu hiệu tắc vòi trứng. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không khuyến nghị xét nghiệm này như một công cụ chẩn đoán sớm vì cách thức xâm lấn và không thể điều trị được vấn đề.
Tắc vòi trứng nên làm gì?
Tắc vòi trứng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Tắc vòi trứng nếu không được điều trị sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như:
- Vô sinh. Đây được xem là hậu quả nặng nề nhất nếu tắc vòi trứng. Tình trạng này dẫn đến việc tắc ống dẫn trứng hoàn toàn ở 2 vòi trứng. Điều này khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để thụ thai.
- Thai ngoài tử cung: Khi tình trạng ống dẫn trứng bị chít hẹp khiến cho trứng sau khi được thụ tinh với tinh trùng không thể trở về tử cung làm tổ mà lại làm tổ ngay ở thành ống dẫn trứng dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung. Khi thai nhi phát triển lớn sẽ gây đau đớn và vỡ ống dẫn trứng, nếu không được phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ.
- Đau bụng dưới: Vòi trứng bị tắc do viêm có thể gây nhiễm trùng vùng chậu và khu màng bụng, có thể dẫn đến những cơn đau bụng dưới dữ dội.
Tắc vòi trứng nên làm gì?
Nghe đến tắc vòi trứng đa phần bệnh nhân sẽ nghĩ đến đi thông vòi trứng. Tuy nhiên, phương pháp thông vòi trứng là phương pháp cổ điển nhằm cố gắng phục hồi lưu thông vòi trứng đặc biệt phổ biến thời kỳ IVF chưa phổ biến như hiện nay.
Theo quan điểm điều trị hiếm muộn hiện đại thì với tắc vòi trứng bác sĩ nên chỉ định IVF sẽ hợp lí hơn. Vì phương pháp thông vòi trứng cho tỷ lệ thành công thấp. Bản thân vòi trứng bên trong còn các vi lông mao giúp trứng di chuyển. Khi bị tắc, vòi trứng đã tổn thương và hỏng hoàn toàn. Phẫu thuật thông vòi không giúp vi lông mao này hồi sinh được, nên phẫu thuật ngoài tỉ lệ thành công có thai sau mổ rất thấp mà nguy cơ chửa ngoài tử cung lại cao do phôi không di chuyển được đến buồng tử cung.
Tại Viện Mô phôi, đối với những trường hợp tắc vòi trứng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị IVF.
Có nhiều bệnh nhân điều trị ở cơ sở khác bằng phương pháp thông vòi đã bị tắc lại sau vài tháng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp sau thông tắc vòi trứng bị chửa ngoài. Hơn nữa, chi phí cho 1 ca mổ thông tắc vòi trứng cũng rất cao. Từ đó, chúng tôi luôn chọn phương pháp hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn cho bệnh nhân. Như vậy qua bài viết này, bệnh nhân sẽ nắm được: tắc vòi trứng nên làm gì là tốt nhất.
Bài viết liên quan
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11
Xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn sáng không?
AMH là chỉ số nội tiết rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11