Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu phụ nữ được làm mẹ. Đó là thành tựu tuyệt vời của y học hiện đại. Ngày nay, vô sinh hiếm muộn đang ngày càng trẻ hóa. Các cặp vợ chồng tiếp cận với những thông tin về vô sinh hiếm muộn cũng phổ biến hơn. Nên nhiều người đã tiến hành điều trị sớm hơn để có đứa con cho chính mình. Tuy nhiên đây cũng là phương pháp rất phức tạp và chi phí cao. Chính vì vậy, lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Nhiều chị em khi thực hiện phương pháp này thắc mắc: tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu? Bài viết này sẽ giải đáp rõ hơn.
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Khái niệm
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng Lab để tạo thành phôi. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
Thụ tinh trong ống nghiệm gồm nhiều giai đoạn khác nhau như:
- Khám và hoàn thiện hồ sơ
- Kích thích buồng trứng
- Chọc hút noãn và tạo phôi
- Đông lạnh phôi
- Sinh thiết phôi (nếu có)
- Chuẩn bị niêm mạc chuyển phôi lạnh (bệnh nhân chuyển phôi tươi không phải trải qua bước này)
- Chuyển phôi
Những ai nên làm IVF?
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
- Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại.
- Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.
Khi nào bệnh nhân được chuyển phôi?
Đối với bệnh nhân chuyển phôi tươi, sau khi nuôi phôi lên ngày 3 hoặc phôi ngày 5 sẽ được chuyển phôi mà không cần chuẩn bị nội mạc tử cung.
Đối với trường hợp chuyển phôi đông lạnh, bệnh nhân cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung. Quá trình này bắt đầu từ ngày 2 chu kỳ kinh. Sẽ tuỳ từng phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung thời gian sẽ khác nhau, nhưng thường không quá 18 ngày.
Sau khi thấy nội mạc tử cung đã đủ độ dày cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành bổ sung progesterone và ấn định ngày chuyển phôi phù hợp với thời gian thuận lợi cho phôi bám vào tử cung và phát triển. Thời gian sử dụng progesterone tùy thuộc vào giai đoạn của phôi được chuyển. Ví dụ:
- Nếu chuyển phôi ngày 3, progesterone sẽ sử dụng 3 ngày trước khi chuyển phôi.
- Nếu chuyển phôi ngày 5, progesterone sẽ sử dụng 5 ngày trước khi chuyển phôi.
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Bệnh nhân cần đặt thuốc đúng giờ theo chỉ dẫn.
Cần ăn uống như thế nào sau chuyển phôi?
Đây là vấn đề được các mẹ quan tâm rất nhiều. Lời khuyên hữu ích nhất từ các bác sĩ là chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, không cần một chế độ ăn kiêng hay chế độ ăn đặc biệt nào cả.
Thông thường các chị em thường lên internet tìm kiếm kinh nghiệm của các chị em khác. Hoặc nghe truyền miệng rằng phải ăn uống kiêng khem. Rồi cần phải bổ sung một số thực phẩm tốt cho việc chuyển phôi như cháo cá chép, bơ, sầu riêng, trứng gà… Từ đó ép bản thân phải ăn càng nhiều càng tốt. Thật ra, các chị em chỉ cần có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Sao cho mỗi bữa ăn của mình cân đối đầy đủ thịt cá, rau xanh và trái cây. Đừng lạm dụng một loại thức ăn gì và đừng ép bản thân phải ăn các loại thức ăn mà bản thân không thích, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được cứ ăn một loại thực phẩm nào đó sẽ giúp dễ có thai sau chuyển phôi cả.
Đặt thuốc sau khi chuyển phôi thế nào cho đúng?
Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cần đặt thuốc đúng cách vào trong âm đạo. Nếu việc đặt thuốc sau khi chuyển phôi khiến bạn lúng túng, có thể tham khảo cách đặt thuốc sau:
- Đầu tiên cần vệ sinh vùng kín thật sạch bằng nước ấm.
- Tiếp theo đưa thuốc vào cuối của dụng cụ đặt thuốc.
- Bạn có thể lựa chọn tư thế mình cảm thấy thoải mái nhất để đặt thuốc. Sau khi đã chọn tư thế phù hợp, các bạn đưa dụng cụ đặt thuốc vào âm đạo.
- Nhẹ nhàng đẩy pít tông để đưa thuốc vào trong. Sau đó, đưa dụng cụ đặt thuốc ra ngoài.
- Cuối cùng, bạn rửa lại tay sạch sẽ.
Các chuyên gia cũng cho biết, bạn có thể lựa chọn một trong hai tư thế sau để đặt thuốc:
- Tư thế nằm ngửa, đầu gối gập lại sao cho hai chân cách xa nhau.
- Tư thế đứng, hai chân cách xa nhau, đầu gối gập lại.
Thai kỳ IVF có khác thai kỳ tự nhiên không?
Về cơ bản là không. Vì thai dù tự nhiên hay thai IVF đều quý như nhau, nên việc theo dõi, tầm soát bất thường đều nên thực hiện đầy đủ như nhau. Chỉ có khác một chút là thai IVF cần hỗ trợ thuốc nội tiết 3 tháng đầu để hỗ trợ quá trình làm tổ của phôi.
Bài viết này đã giúp cho chị em hiểu hơn về tại sao thai IVF cần hỗ trợ thuốc nội tiết 3 tháng đầu. Nắm được điều này sẽ giúp các chị hiểu rõ về việc mình cần phải làm gì. Chúc các chị chuyển phôi thành công và có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!
Bài viết liên quan
Những trường hợp nào cần tư vấn di truyền trước khi mang thai?
Bất kỳ cha mẹ nào đều mong muốn con mình khi sinh ra sẽ khoẻ ...
Th1
Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
Vòi trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ. Một người phụ ...
Th1
Cần làm gì khi hết hợp đồng lưu trữ phôi?
Trước đây khi kỹ thuật đông phôi chưa phát triển, bệnh nhân chuyển phôi tươi ...
Th1
Hội chứng antiphospholipid là gì?
Hội chứng antiphospholipid là một nỗi lo đối với các chị em đang và chuẩn ...
Th1
Có nên chuyển phôi chất lượng kém không?
Chất lượng phôi là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kết cục ...
Th1
Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Khả năng sinh sản của nam và nữ phụ thuộc vào yếu tố. Những yếu ...
Th1