Năm 1978, em bé Thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới ra đời. Năm 1998, em bé IVF đầu tiên tại Việt Nam ra đời. Từ đó đến nay, IVF đã biến giấc mơ làm cha mẹ của hàng triệu người thành sự thật. Đó là một bước tiến dài đối với nền Y học sinh sản trên thế giới. Tại Viện Mô phôi, năm 2001, ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên thành công, năm 2002, cặp song sinh chào đời. IVF được xem là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay trong chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản. Nhưng đây cũng là một kỹ thuật rất phức tạp và có chi phí cao. Vậy trước khi điều trị IVF bệnh nhân nên chuẩn bị gì?
Ngày 22/05/2023: Bị phù chân khi mang thai cần làm gì?
Ngày 23/05/2023: Cách cải thiện niêm mạc tử cung mỏng trước chuyển phôi
Ngày 27/03/2023: Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Ngày 18/03/2023: Thai IVF và thai tự nhiên khác nhau không?
Ngày 09/11/2023: Cơ hội làm cha cho nam giới teo tinh hoàn do mắc quai bị
Những trường hợp nào được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng Lab để tạo thành phôi. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm chính là có tỷ lệ thành công khá cao. Tỷ lệ thành công của IVF trên thế giới hiện nay khoảng 50%. Tại Viện Mô phôi, tỷ lệ thành công trùng bình khoảng 60%.
Quy trình thực hiện một ca thụ tinh trong ống nghiệm
- Bước 1: Khám sức khỏe sinh sản tổng quát, tư vấn, xét nghiệm, hoàn thiện hồ sơ IVF
- Bước 2: Tiêm thuốc kích trứng và theo dõi sự phát triển của nang noãn
- Bước 4: Chọc hút noãn và nuôi phôi ngày 3 hoặc ngày 5, đông lạnh phôi (đối với phôi trữ đông)
- Bước 5: Chuẩn bị niêm mạc tử cung (đối với chuyển phôi đông lạnh)
- Bước 6: Thử thai
Những trường hợp nào được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm?
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
- Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại.
- Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.
Thời gian thực hiện của một ca IVF
- Người vợ sẽ kiểm tra tổng quát để chuẩn bị điều trị vào ngày thứ 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh.
- Nếu không có các bệnh lý cần điều trị, bệnh nhân được tiêm thuốc kích trứng trong vòng 10-12 ngày.
- Mất khoảng 34-36 giờ kể từ mũi tiêm kích rụng để tiến hành thủ thuật chọc trứng.
- Trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh và tạo phôi. Phôi được nuôi cấy trong thời gian 3 đến 5 ngày; tùy theo phác đồ điều trị phù hợp với từng cặp đôi trước khi được chuyển vào tử cung của người phụ nữ.
- Khoảng 14 ngày sau chuyển phôi; bệnh nhân được yêu cầu xét nghiệm beta-hCG nhằm xác định tình trạng mang thai.
Trước khi điều trị IVF bệnh nhân nên chuẩn bị gì?
Tìm hiểu những thông tin quan trọng về kỹ thuật IVF
Đây là điều rất quan trọng đối với các gia đình bệnh nhân. IVF là một kỹ thuật phức tạp và có nhiều giai đoạn tạo thành một tổng thể khép kín. Việc nắm rõ các thông tin, quy trình, tỷ lệ thành công, chi phí sẽ giúp bệnh nhân có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý để tiến hành điều trị.
Chuẩn bị sức khoẻ hai vợ chồng
Sức khỏe của hai vợ chồng là yếu tố cốt lõi để làm nên thành công của quá trình điều trị. Đặc biệt là sức khoẻ của người vợ. Do vậy, trước khi bắt đầu quá trình, cả 2 vợ chồng cần được kiểm tra sức khỏe và chữa trị bệnh, nếu có, đồng thời cần nâng cao sức khỏe chuẩn bị bước vào quá trình IVF.
Nếu có bất cứ bệnh tật gì, phải được chữa trị dứt điểm. Mỗi cặp vợ chồng có ít nhất một tháng trước khi tiến hành kích trứng tạo phôi nên hãy tạo cho mình một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.
Chuẩn bị tài chính
Tài chính là điều không thể thiếu trong mỗi giai đoạn của thụ tinh trong ống nghiệm. Mặc dù tại Việt Nam chi phí IVF thấp hơn so với các nước trong khu vực nhưng vẫn cao hơn so với thu nhập của người dân Việt Nam. Một ca IVF thường quy tại Viện Mô phôi dao động từ 60-90 triệu đông.
Chi phí này có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo từng trường hợp bệnh lý cần điều trị phức tạp hoặc đơn giản, thời gian điều trị ngắn hay dài…Không phải ai cũng may mắn thành công ngay từ lần đầu tiên. Việc thất bại có thể đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu lại toàn bộ quy trình.
Tâm lý
Điều này là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân điều trị IVF. Xuất phát từ tâm lý mong con, chi phí tài chính cần chuẩn bị và áp lực từ nhiều phía khiến nhiều cặp vợ chồng bị căng thẳng, áp lực. Hiện nay tỷ lệ thành công IVF trên thế giới mới chỉ đạt 50%. Chính vì vậy, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với khó khăn, chiến đấu” lâu dài là bước vô cùng quan trọng.
Chọn lựa đơn vị điều trị uy tín
Hiện nay, số lượng trung tâm hỗ trợ sinh sản ngày càng nhiều. Tuy nhiên để “chọn mặt gửi vàng” không phải là điều dễ dàng. Bệnh nhân thường hay bị chi phối tâm lý bởi các lời mời chào quảng cáo quá mức so với thực tế. Vì vậy, để chọn được đơn vị điều trị uy tín và bác sĩ tâm huyết là điều quan trọng.
Viện Mô phôi với kinh nghiệm hơn 22 năm điều trị vô sinh hiếm muộn với các chuyên gia đầu ngành là địa chỉ tin cậy trong nhiều năm qua. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã điều trị thành công hàng nghìn ca IVF với nguyên nhân phức tạp. Đó chính là lý do vì sao Viện Mô phôi ngày càng được nhiều bệnh nhân tin tưởng và gửi gắm.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Rối loạn chuyển hoá chu trình urê ở trẻ em
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh – một trong những bệnh lý có nguy cơ gây ...
Th12