Tư thế nằm ngửa có ảnh hưởng kết quả chuyển phôi không?

434197728 948621043595420 2978451324115106943 n 2

Sau chuyển phôi là khoảng thời gian gây nhiều áp lực và lo lắng cho bệnh nhân. Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối trong chu kỳ điều trị IVF. Vì vậy, đây là khoảng thời gian khiến nhiều cặp vợ chồng lo lắng. Chế độ sinh hoạt, vận động, dinh dưỡng sau chuyển phôi là điều hầu hết bệnh nhân quan tâm. Vậy tư thế nằm ngửa có ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi không? Sau chuyển phôi bệnh nhân nên lưu ý những gì?

🌳Ngày 16/07/2024: Xoắn buồng trứng sau chọc trứng nguy hiểm ra sao?

🌳Ngày 16/07/2024: Những trường hợp nào cần thực hiện PGT?

🌳Ngày 12/07/2024: Hành trình 6 năm của vợ chồng chị Thanh đã đón con yêu tại Viện!

🌳Ngày 12/07/2024: Lỗ tử cung bị chít hẹp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?

🌳Ngày 01/07/2024: Bất thường nhiễm sắc thể giới tính 

🌳Ngày 24/06/2024: Có thể siêu âm đầu dò khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt không?

Sau chuyển phôi bao lâu bệnh nhân nên thử thai?

Trong thụ tinh ống nghiệm, bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hặc phôi đông lạnh. Chuyển phôi tươi sẽ được tiến hành trong chu kỳ kích trứng. Khi phôi được nuôi lên ngày 3 (gọi là phôi ngày 3) hoặc khi phôi được nuôi lên ngày 5 (gọi là phôi ngày 5), sẽ tuỳ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định. Chuyển phôi tươi không cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung nên thời gian sẽ ngắn hơn, thường khoảng 5 tuần.

Đối với chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, bệnh nhân sẽ cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung. Quá trình này thường bắt đầu vào ngày 2 chu kỳ kinh nguyệt và thường không kéo dài quá 18 ngày. Có 3 phác đồ chuẩn bị niêm mạc tử cung hiện nay:

  • Theo dõi chu kỳ tự nhiên
  • Sử dụng thuốc nội tiết ngoại sinh
  • Kích thích buồng trứng nhẹ.

Quy trình chuyển phôi

Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.

Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:

  • Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung. Được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm.
  • Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
  • Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
  • Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.

Sau chuyển phôi bao lâu nên thử thai?

Bệnh nhân có thể được chuyển phôi ở tuổi phôi ngày 3 hoặc ngày 5, ngày 6. Đối với chuyển phôi ngày 3, bệnh nhân nên xét nghiệm beta hCG sau 12 ngày chuyển phôi. Đối với chuyển phôi nang, bệnh nhân có thể xét nghiệm beta hCG sau khoảng 10 ngày chuyển phôi. Bác sĩ không khuyến khích thử thai bằng que thử thai vì có thể có kết quả dương tính/âm tính giả.

chỉ số beta sau 14 ngày chuyển phôi

Tư thế nằm ngửa có ảnh hưởng kết quả chuyển phôi không?

Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi chuyển phôi tại Viện

Mặc dù chỉ khoảng 5-7 phút là thực hiện xong nhưng bước chuyển phôi đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nhiều bệnh nhân khá lo lắng và căng thẳng khi thực hiện thủ thuật này. Dưới đây là một số lưu ý cho các bố mẹ để việc chuyển phôi được diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhé:

  • Vẫn ăn uống bình thường, không cần nhịn ăn vào sáng ngày chuyển phôi.
  • Chuẩn bị giấy tờ tùy thân của hai vợ chồng cùng với Phiếu trữ phôi (khi chuyển phôi trữ).
  • Chủ động thời gian để có mặt tại Viện theo đúng lịch hẹn.
  • Nghỉ ngơi, uống nước và nhịn tiểu 30 phút trước khi chuyển phôi.
  • Sau khi chuyển phôi, nằm nghỉ tại giường trong 2 giờ đầu nếu có truyền thuốc, sau đó có thể về nhà.
  • Đi lại và làm việc nhẹ nhàng, hạn chế việc nặng, nhưng không nên nằm bất động trên giường.
  • Sử dụng thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của điều dưỡng.
  • Xét nghiệm máu và tư vấn kết quả với bác sĩ theo lịch hẹn.
  • Tái khám hoặc liên hệ với hotline của trung tâm nếu có bất thường.

Tư thế nằm ngửa sau chuyển phôi có ảnh hưởng gì không?

Nằm ngửa, nằm bất động là bí kíp mà nhiều mẹ thường truyền tai nhau để tăng tỷ lệ thành công sau chuyển phôi. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, bệnh nhân hãy nằm theo tư thế sẽ chịu nhất. Lời khuyên của bác sĩ đó là có thể kê một chiếc gối mềm ngay dưới đầu gối để tăng tuần hoàn máu cho vùng bụng.

Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không nên nằm sấp vì có thể gây chèn ép lên vùng bụng và ảnh hưởng đến lưu thông máu. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, tư thế nằm ngửa hay nghiêng đều không ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi thai. 

Những lưu ý sau chuyển phôi bệnh nhân cần nhớ

Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự thêm, bớt thuốc

100% bệnh nhân sau chuyển phôi đều có đơn thuốc nội tiết. Vì sao thai IVF cần sử dụng thuốc nội tiết ít nhất 3 tháng đầu?

Nếu mang thai tự nhiên, sau khi phóng noãn, phần nang noãn còn lại sẽ biến đổi thành hoàng thể. Hoàng thể sẽ bài tiết hormon hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi mang thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm, hoàng thể không bài tiết đủ lượng hormon này. Do vậy cần bổ sung từ bên ngoài để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Nên bổ sung trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Thuốc sau chuyển phôi được xem là “hơi thở” của phôi thai.
IMG 3567 1024x683 1
Bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi tại Viện khoảng 2 giờ sau đó về nhà.

Ăn uống đa dạng các nhóm chất, uống nhiều nước

Giai đoạn sau chuyển phôi là thời điểm bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh. Chị em nên duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và đủ nhóm chất.

Không quá chú trọng vào các biểu hiện

Bệnh nhân sau chuyển phôi thường chú ý vào các biểu hiện. Tuy nhiên việc có biểu hiện hay không sau chuyển phôi không xác định chính xác bệnh nhân có thai hay không.

Có nhiều trường hợp chuyển phôi xong không hề có bất kỳ dấu hiệu nào nhưng vẫn đậu thai và thai kỳ khoẻ mạnh. Thậm chí trên cùng một thai phụ nhưng giữa những lần mang thai khác nhau lại có biểu hiện khác nhau.

Vận động bình thường, sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh căng thẳng

Sau chuyển phôi, bệnh nhân nên đi lại vận động nhẹ nhàng. Tuyệt đối không nằm im trên giường, điều này là rất có hại cho sự tưới máu của tử cung, ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi. 

Nếu công việc của bạn nhẹ nhàng và không gây áp lực, bạn nên đi làm. Bác sĩ vẫn khuyến khích chị em đi làm với cường độ vừa phải. Điều này để giữ tinh thần luôn thoải mái và tránh suy nghĩ tiêu cực.

Không nên thử thai quá sớm

Sau chuyển phôi, tất cả các bệnh nhân đều có dặn dò sẽ xét nghiệm beta hCG sau 12 ngày chuyển phôi. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân thử thai rất sớm, cá biệt có bệnh nhân thử thai sau 3 ngày chuyển phôi. Không ai có thể kết luận được điều gì từ kết quả sau 3,4 ngày chuyển phôi. Vì vậy bệnh nhân hãy thử thai theo lịch hẹn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status