Làm mẹ là một hành trình trải nghiệm nhiều thú vị đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dễ dàng thụ thai và mang thai khoẻ mạnh. Bằng chứng là có rất nhiều chị em cần có sự can thiệp của phương pháp hỗ trợ sinh sản. Trong rất nhiều bệnh nhân hiếm muộn, có cả phụ nữ ít tuổi và lớn tuổi. Sẽ tuỳ vào nguyên nhân hiếm muộn, tuổi tác bệnh nhân mà tỷ lệ thành công khác nhau. Vậy tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của nữ giới?
❇️Ngày 19/11/2024: Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo như thế nào?
❇️Ngày 15/11/2024: Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD là gì?
❇️Ngày 18/11/2024: Sau khi cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai như thế nào?
❇️Ngày 06/11/2024: Chuẩn bị niêm mạc tử cung khoảng bao nhiêu ngày?
❇️Ngày 05/11/2024: Nguyên nhân nào xuất hiện tình trạng thai trứng?
❇️Ngày 18/11/2024: Khi xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn sáng không?
Buồng trứng nữ giới cũng “có tuổi”
Khác với nam giới là tinh trùng sẽ sản xuất mới mỗi ngày từ khi dậy thì đến suốt đời, một bé gái từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong cơ thể. Khi đến tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động và tiết ra các hormone nội tiết. Sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt, sẽ huy động 20-40 nang noãn để lựa chọn nang trưởng thành và phóng noãn. Số lượng trứng tiếp tục giảm đi mỗi năm và đến thời kỳ tiền mãn kinh sẽ có chỉ còn vài trăm trứng. Đôi khi có khoảng 1 nửa trứng trong buồng trứng là bất thường, gặp vấn đề về gen di truyền…
Theo thời gian, dự trữ buồng trứng sẽ ngày càng cạn kiệt khi bước vào tuổi mãn kinh. Khi đó, không những là vấn đề số lượng mà sự bất thường của các nang noãn ngày càng tăng lên. Sự bất thường của các nang noãn chính là nguyên nhân khiến việc mang thai và sinh em bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Khi người phụ nữ lớn tuổi mang thai thì thai nhi rất dễ mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể (ví dụ như hội chứng Down), và những trường hợp này cũng dễ bị sảy thai. Họ có thể trải qua một số vấn đề như:
- Trứng màng trong tử cung,
- U xơ tử cung,
- Những bệnh về ống dẫn trứng hoặc polyp buồng tử cung hoặc polyp cổ tử cung…
Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của nữ giới?
Khả năng sinh sản của phụ nữ giảm theo độ tuổi
Khả năng sinh sản có mối quan hệ mật thiết với độ tuổi. Ở cả nam và nữ, khả năng sinh sản sẽ bắt đầu khi đến tuổi dậy thì. Nam giới sẽ có hiện tượng xuất tinh. Nữ giới sẽ bắt đầu bằng các chu kỳ kinh nguyệt. Và chính thức kết thúc sau khi họ trải qua thời kỳ mãn kinh. Tính từ thời điểm này, người phụ nữ cũng sẽ không còn khả năng mang thai nữa. Nói chung, khả năng sinh sản của nữ giới sẽ giảm dần theo sự tăng lên của tuổi tác và khả năng sinh sản có thể kết thúc từ 5-10 năm trước khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.
Bạn nên biết: Tại sao chi phí IVF mỗi cặp vợ chồng là khác nhau?
Độ tuổi từ 20-24 là giai đoạn dễ mang thai nhất của người phụ nữ. Tỷ lệ mang thai trong giai đoạn này lên đến 86%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần khi tuổi của người phụ nữ tăng lên và thậm chí có thể ở mức 0% đối với những người phụ nữ trên 50 tuổi.
Ảnh hưởng của tuổi tác đến chất lượng trứng
Phụ nữ sẽ ít có khả năng mang thai, có nguy cơ sảy thai cao nếu chất lượng trứng giảm. Song song với sự suy giảm số lượng, chất lượng trứng cũng sẽ giảm theo độ tuổi. Đặc biệt, chất lượng trứng sẽ ở mức thấp nhất đối với những người phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.
Một sự thay đổi quan trọng trong chất lượng trứng là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các bất thường di truyền được gọi là dị bội thể (quá nhiều hoặc quá ít nhiễm sắc thể trong trứng). Khi thụ tinh, một quả trứng bình thường chứa 23 nhiễm sắc thể, khi kết hợp với một tinh trùng cũng chứa 23 nhiễm sắc thể sẽ tạo hợp tử bình thường với 46 nhiễm sắc thể. Khi người phụ nữ già đi, số lượng trứng xuất hiện bất thường về nhiễm sắc thể tăng lên.
Ảnh hưởng của tuổi tác đến số lượng trứng
Vì phụ nữ được sinh ra với số lượng các nang trứng cố định. Và không hề tăng lên trong suốt thời gian cuộc đời nên nguồn nang trứng sẽ dần được sử dụng hết. Khi các nang trứng trong buồng trứng ít dần đi, chúng ngày càng ít nhạy cảm hơn với sự kích thích của hormone FSH. Do đó chúng sẽ cần nhiều hơn sự kích thích. Điều này để giúp trứng có thể trưởng thành và bước vào giai đoạn rụng trứng.
Thời điểm bắt đầu cũng như tốc độ suy giảm sẽ khác nhau ở những người phụ nữ khác nhau. Nhưng thông thường chúng luôn bắt đầu trước khi mãn kinh. Nói chung, khả năng sinh sản sẽ giảm khi người phụ nữ bước vào giai đoạn đầu của tuổi 30 và giảm nhanh hơn sau tuổi 35.
Khi càng lớn tuổi càng gặp nhiều bất thường tại tử cung
Tuổi tác của phụ nữ làm chậm quá trình tăng sinh tế bào. Điều này liên quan đến sự gia tăng lão hóa tế bào (mất chức năng tế bào). Hiện tượng này chịu trách nhiệm cho việc giảm độ dày của nội mạc tử cung , điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra còn tăng những bất thường về ống dẫn trứng, polyp buồng tử cung hoặc polyp cổ tử cung…
Cần làm gì để cải thiện chất lượng trứng?
Chế độ ăn uống cân bằng, khoa học
Việc này có vai trò quan trọng nhất đối với chất lượng hoạt động hệ thống sinh sản nữ. Cần bổ sung các chất tăng cường, các nguyên tố đa lượng và vi lượng từ chế độ ăn, viên uống bổ sung. Axit béo omega-3, inositol là những chất quan trọng để cải thiện chất lượng trứng.
Hoạt động thể chất thường xuyên.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thừa cân là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào trứng. Vì vậy, ổn định trọng lượng cơ thể là một trong những yếu tố chính hình thành môi trường thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tế bào trứng. Hoạt động thể chất hợp lý, tích cực làm tăng tốc độ trao đổi chất, bình thường hóa trọng lượng cơ thể, đồng thời tối ưu hóa hoạt động của các tuyến bài tiết bên trong cơ thể, tác động trực tiếp đến chất lượng trứng.
Cải thiện lối sống phi khoa học và tiêu cực
Sự hiện diện của các thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Bao gồm cả các tế bào trứng, dễ gây đột biến gen, đột biến NST. Việc sử dụng rượu, ma túy và hút thuốc làm giảm đáng kể cơ hội thụ thai và gây ra những bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn nên từ bỏ những thói quen này, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mang thai.
Căng thẳng, mất ngủ, suy nhược thần kinh làm giảm sức đề kháng miễn dịch của cơ thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng trứng. Vì vậy, hãy hạn chế căng thẳng.
Sinh con càng sớm càng tốt
Đây vừa là lưu ý vừa là lời khuyên cho nữ giới khi đã ngoài 35 tuổi mà chưa mang thai. Các chị em hãy đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và có định hướng sinh con càng sớm càng tốt. Nếu trường hợp cần can thiệp hỗ trợ sinh sản cũng cần tiến hành điều trị sớm.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12
Sảy thai liên tiếp và những điều cần biết
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của mỗi ...
Th12