Progesterone là một trong những hormone quan trọng của phụ nữ. Progesterone là một trong những loại hormone kích thích và điều hòa hoạt động của cơ thể phụ nữ. Hormone này được sản xuất từ buồng trứng. Ngoài ra còn từ nhau thai và tuyến thượng thận. Hormone này được tiết ra chủ yếu ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Vậy vai trò của progesterone với khả năng sinh sản như thế nào?
📌📌Ngày 21/02/2023: Kéo dài kinh nguyệt có nguy hiểm không?
📌📌Ngày 20/02/2023: Lạc nội mạc tử cung và hiếm muộn
1. Hormone progesterone là gì?
Progesterone là một hormone được tiết ra chủ yếu ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, là một trong những loại hormone kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Progesterone được sản xuất từ buồng trứng, ngoài ra còn ở nhau thai (trong giai đoạn mang thai) và tuyến thương thận, giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và duy trì thai kỳ.
Progesterone được liệt kê vào nhóm các hormone steroid, gọi là progestogen. Đây cũng là một chất chuyển hoá trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất steroid nội sinh khác, bao gồm các hormone giới tính và các steroid tự nhiên, đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid.
2. Vai trò của progesterone với khả năng sinh sản
Hiện tượng mất cân bằng hàm lượng progesterone có thể gây vô sinh, hiếm muộn, thậm chí là sảy thai và gia tăng các triệu chứng trầm cảm, rối loạn chức năng tuyến giáp, viêm vú hay chu kỳ kinh nguyệt không đều…
- Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt: Progesterone phối hợp với estrogen tạo nên chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ. Và có nhiệm vụ chính là giúp tử cung luôn sẵn sàng mang thai
- Làm nhiệt độ cơ thể tăng cao khi rụng trứng vào những ngày “đèn đỏ”.
- Ngăn chặn các cơn co thắt tử cung
- Ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng: Khi trứng thụ tinh được đến ổ niêm mạc tử cung thì trước đó progesterone đã giúp niêm mạc tử cung phát triển, dày hơn để tạo điều kiện tốt nhất để đón trứng.
- Sau thụ thai, progesterone được sản xuất từ nhau thai và nồng độ vẫn giữ ở mức cao trong suốt thai kỳ nên sẽ có tác dụng ngăn ngừa đẻ non, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.
- Tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi
- Hỗ trợ sự phát triển của các tuyến vú trong thai kỳ
- Tạo ra nút nhầy cổ tử cung để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!