Nội mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong sự làm tổ của phôi thai. Độ dày và hình thái niêm mạc lý tưởng, sự làm tổ của phôi sẽ thuận lợi và ngược lại. Khi trứng rụng, nếu không có sự thụ thai, nội mạc tử cung sẽ bong ra, tạo nên kinh nguyệt. Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng để phôi thai bám dính và phát triển. Chính vì vậy, khi lớp niêm mạc gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Viêm nội mạc tử cung mãn tính là một trong những vấn đề đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nội mạc tử cung mãn tính và gây ra những hậu quả.
Ngày 06/06/2024: Một trường hợp bệnh nhân Hemophilia điều trị thành công tại Viện
Ngày 05/06/2024: Những nguyên nhân sảy thai thường gặp.
Ngày 04/06/2024: Bệnh nhân tắc hai vòi trứng điều trị IVF thành công tại Viện!
Ngày 05/06/2024: Tắc vòi trứng có bơm IUI được không?
Ngày 03/06/2024: Hành trình rong ruổi 10 năm tìm con của đôi vợ chồng đến từ Hưng Yên
Ngày 04/06/2024: Một số bệnh phụ khoa thường gặp.
Viêm nội mạc tử cung mãn tính là gì?
Nội mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Vai trò của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng với quá trình thụ thai và bảo vệ thai ở nữ giới.
Mỗi tháng, dưới ảnh hưởng của các hormone nội tiết, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn. Đây là sự chuẩn bị cho cơ thể nếu diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.
Khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi thai, lớp niêm mạc tại tử cung dày lên, đóng vai trò đặc biệt với tên gọi là “màng rụng” thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phôi thai, nhau thai phát triển bình thường.
Trong trường hợp không có sự thụ tinh diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tự bong, gây hiện tượng hành kinh. Sau khi hành kinh kết thúc, lớp niêm mạc tiếp tục được tái tạo và dày trở lại.
Viêm nội mạc tử cung mãn tính là gì?
Viêm nội mạc tử cung mãn tính (CE – Chronic endometritis) là một bệnh nhiễm trùng kéo dài và khó phát hiện, đặc trưng bởi sự xâm nhập của các tế bào plasma trong vùng mô nội mạc tử cung.
Nguyên nhân gây CE:
Nguyên nhân chính của CE là nhiễm trùng do vi sinh vật trong khoang tử cung. Chủ yếu là vi khuẩn thông thường bao gồm vi khuẩn gram âm, escherichia coli, các loài streptococci, chlamydia và ký sinh trùng.
Đồng thời có thêm một số yếu tố nguy cơ như:
- Từng sử dụng vòng tránh thai
- Từng nạo hút thai, sảy thai
- Ứ dịch/tắc ống dẫn trứng
- Từng mang thai và mổ lấy thai (dụng cụ sử dụng không vô khuẩn)
- U tử cung hoặc cổ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Vỡ ối sớm, chuyển dạ kéo dài thăm khám nhiều lần theo đường âm đạo
- Quan hệ thiếu an toàn kéo dài
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không vệ sinh thường xuyên…
Các triệu chứng nhận biết viêm nội mạc tử cung mãn tính
CE thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng mơ hồ và chúng thường diễn ra âm thầm, chẳng hạn như:
- Chảy máu tử cung bất thường
- Đau vùng chậu
- Đau khi giao hợp
- Viêm âm đạo, viêm bàng quang tái phát
- Ra khí hư bất thường
Viêm nội mạc tử cung mãn tính gây ra nguy cơ gì?
Viêm nội mạc tử cung MT có ảnh hưởng nhiều đến thất bại trong điều trị vô sinh hiện nay bao gồm cả thất bại tiền làm tổ liên tiếp (RIF) trong thụ tinh ống nghiệm – chuyển phôi chiếm 30%, sảy thai liên tiếp (RPL) chiếm 12% và vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm 28%. Viêm nội mạc tử cung mãn tính có thể làm giảm sự chung sống hòa bình giữa khả năng miễn dịch của người phụ nữ và các vi sinh vật trong nội mạc tử cung gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận phôi thai của nội mạc tử cung.
Viêm nội mạc tử cung mạn tính có thể làm biến đổi quá trình viêm gây ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi, có thể gây biến đổi bất thường mô học của tế bào CE và có thể dẫn đến sự thay đổi trong biểu hiện gen. Những trường hợp này độ dày nội mạc tử cung thường giảm, dẫn đến độ dày niêm mạc dưới mức tối ưu cho việc chuyển phôi.
Phòng ngừa viêm niêm mạc tử cung mãn tính
- Tuân thủ điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Kiểm tra thường xuyên và chẩn đoán sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cả bạn và bạn tình của mình.
- Quan hệ tình dục an toàn, chẳng hạn như sử dụng bao cao su.
- Để phòng ngừa các nguy cơ thì chị em cần giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm. Nên đi khám phụ khoa định kỳ 2 lần/năm để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân AMH 0.6 sinh con khoẻ mạnh!
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Em bé Linh Anh đến thăm Viện!
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ