Viện Mô phôi hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương pháp nào?

20200108 082655 009112 phoi thoat mang.max 1800x1800 1

Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại nhưng khá phức tạp. Quá trình điều trị IVF gồm nhiều bước khác nhau, mỗi khâu đều là một mắt xích quan trọng. Chuyển phôi được xem là khâu cuối cùng trong quá trình điều trị. Hiện nay, đa số các trung tâm hỗ trợ sinh sản ưu tiên chuyển phôi đông lạnh cho bệnh nhân. Hỗ trợ phôi thoát màng là kỹ thuật không còn xa lạ với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là một kỹ thuật vi thao tác giúp tăng khả năng làm tổ của phôi. Hiện nay tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, đây là một kỹ thuật thường quy. Viện Mô phôi hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương pháp nào?

👉Ngày 25/04/2024: Lệch bội nhiễm sắc thể gây ra điều gì?

👉Ngày 24/04/2024: Tại sao có các dấu hiệu mang thai nhưng chuyển phôi thất bại?

👉Ngày 24/04/2024: Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh gây ra nguy cơ gì?

👉Ngày 23/04/2024: Vô sinh hiếm muộn vì xuất tinh không có tinh trùng

👉Ngày 25/04/2024: Chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi trữ trong bao lâu?

👉Ngày 23/04/2024: Loạn sản sụn xương nguy hiểm như thế nào?

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng là gì?

Thông thường 1 phôi sẽ có cấu tạo cơ bản gồm:

  • Một lớp màng trong suốt bọc bên ngoài (zona pellucida)
  • Bên trong là các tế bào sẽ phát triển thành phôi, thai sau này, chúng được gọi là các phôi bào.

Theo quá trình phát triển tự nhiên, đến ngày thứ 5 -6, số lượng các tế bào phôi trở nên hiều hơn, khoang phôi nang cũng lớn dần lên. Khi đó, màng Zona trở nên mỏng lại và sẽ dần rách ra để phôi chui ra ngoài và sẵn sàng làm tổ.

Tuy nhiên vì 1 lý do nào đó, màng Zona không thể rách ra được, phôi sẽ không thoát ra ngoài được thì sự làm tổ sẽ không sảy ra, kết cục là không có thai sau chuyển phôi. Vì thế phôi cần phải hỗ trợ phôi thoát màng bằng các kỹ thuật đặc biệt.

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng là gì?

Trong thụ tinh trong ống nghiệm có thể do tác động của điều kiện nuôi cấy, tuổi của bệnh nhân, quá trình đông rã phôi… làm màng bao của phôi dày và cứng, phôi khó thoát màng hơn. Kết quả là phôi nang bị xẹp xuống và thoái hóa, quá trình thụ tinh ống nghiệm cũng vì thế mà thất bại. Điều này khiến cho tỷ lệ làm tổ của phôi bị giảm. 

Hỗ trợ phôi thoát màng là một kỹ thuật vi thao tác giúp phôi thoát khỏi màng bao. Kỹ thuật này được thực hiện trước khi phôi được chuyển vào buồng tử cung. Giúp phôi có thể dễ dàng thoát khỏi màng, bám vào nội mạc tử cung (làm tổ) và phát triển thành thai.

Những trường hợp nào cần hỗ trợ phôi thoát màng?

  • Bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần.
  • Bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh.
  • Bệnh nhân lớn tuổi, ít phôi, chất lượng kém.
  • Bệnh nhân có phôi có màng ZP bất thường, dày, không đều.

Hiện nay các cơ sở y tế không chỉ thực hiện hỗ trợ phôi nở đối với những trường hợp phôi trữ đông mà phôi tươi cũng có thể thực hiện kỹ thuật này để tăng tỷ lệ đậu thai.

Viện Mô phôi hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương pháp nào?

Các kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng hiện nay

Hiện nay, có 3 phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản như:

  • Phương pháp cơ học. Với 1 mảnh cắt nhỏ trên màng Zona nên còn được gọi là phương pháp cắt màng Zona.
  • Phương pháp hóa học. Các chuyên viên phôi học sẽ sử dụng acid Tyrode làm cho màng Zona mỏng dẫn và rách ra.
  • Phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser, sử dụng các tia laser đục đúng vị trí muốn làm thủng trên màng zona. Và do đó ít ảnh hưởng đến phôi bào bên trong.
ho tro phoi thoat mang 4 1.jpg 1536x653 1
Các phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng.

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng được thực hiện như thế nào?

Trước đây một kỹ thuật được thực hiện phổ biến để hỗ trợ phôi thoát màng đó là làm thủng màng zona bằng dung dịch acid Tyrod. Dù kỹ thuật này đã được báo cáo là có hiệu quả to lớn đối với tỷ lệ thai, nhưng nó có nhiều điều không thuận tiện, bao gồm nguy cơ tổn thương tế bào bên dưới màng zona, thoát màng sớm, và đòi hỏi thời gian thực hiện nghiêm ngặt và tay nghề của người thực hiện.

Hiện nay, tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, chúng tôi thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương pháp laser. 

Hệ thống laser được sử dụng tại Viện có khả năng di chuyển tự động theo một đường định sẵn. Đường này dạng cung tròn hoặc đường thẳng giúp cho thao tác làm mỏng hoặc đục lỗ trên màng trong suốt đợn giản. Và phương pháp này ít tác động đến phôi bào tại vị trí thực hiện thao tác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status