Prolactin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Hormone này ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách ức chế các hormone sinh sản. Xét nghiệm prolactin hiện nay là một xét nghiệm quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản. Prolactin là hormone nội tiết quan trọng đến khả năng sinh sản ở hai giới. Prolactin liên quan trực tiếp đến quá trình rụng trứng qua việc ức chế sản xuất FSH và LH. Vậy chỉ số prolactin cao gây ra nguy cơ gì đến khả năng sinh sản?
✅Ngày 10/11/2023: Di truyền trong vô sinh nam
✅Ngày 18/10/2023: Labo – Trái tim của đơn vị hỗ trợ sinh sản
✅Ngày 17/10/2023: Bệnh nhân niêm mạc mỏng chuyển hai phôi thành công tại Viện Mô phôi.
✅Ngày 17/10/2023: Cần làm gì để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF?
✅Ngày 12/08/2023: Tinh dịch màu vàng có nguy hiểm không?
✅Ngày 09/08/2023: Khi nào nam giới nên đi khám hiếm muộn?
✅Ngày 16/08/2023: Viêm vùng chậu có gây vô sinh không?
Vai trò của prolactin đến khả năng sinh sản
Prolactin là một hormone nội tiết quan trọng được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên – một cơ quan có kích thước nhỏ nằm trên hố xương bướm ở trung tâm xương sọ giữa.
Vai trò của prolactin đến khả năng sinh sản:
- Không có thai: Khi không có thai, Prolactin có cơ chế tác động tương tự như cytokine, có vai trò trong sự trao đổi chất và điều hòa hệ thống miễn dịch. Prolactin có các vai trò quan trọng liên quan đến chu kỳ tế bào như các quá trình sinh trưởng, biệt hóa và chống sự chết của tế bào theo chương trình (anti-apoptotic). Như một yếu tố tăng trưởng, prolactin gắn với các thụ thể cytokine, ảnh hưởng sâu sắc đến sự tạo máu, sự sinh mạch máu và tham gia điều hòa quá trình đông máu thông qua một số con đường. Prolactin tác động đến các tế bào đích qua thụ thể prolactin và qua một số thụ thể cytokine.
- Khi có thai: Prolactin có vai trò kích thích các tuyến sữa sản xuất sữa, Prolactin trong nước ối giúp cho điều hòa chuyển hóa muối và nước đối với thai nhi.
Xét nghiệm prolactin giúp xác định điều gì?
- Xác định nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng hoặc vô sinh ở nữ giới.
- Xác định nguyên nhân các bất thường sinh dục nam như rối loạn cương dương, vú to, vô sinh, không có tinh trùng,…
- Hỗ trợ chẩn đoán những bất thường của tuyến yên: xuất hiện khối u tăng sản xuất prolactin.
- Tìm ra nguyên nhân cho việc tiết sữa ở những phụ nữ không mang thai hoặc không cho con bú.
Những trường hợp cần xét nghiệm máu prolactin
Chỉ định xét nghiệm ở hai giới là khác nhau. Đối với nữ, những trường hợp sau cần xét nghiệm prolactin:
- Chu kỳ kinh nguyệt tự dưng biến mất, không rõ nguyên nhân
- Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, chu kỳ không đều
- Phụ nữ bị vô sinh, hiếm muộn
- Nghi ngờ các bệnh liên quan đến tuyến giáp
- Thường xuyên đau đầu
- Thị lực suy giảm
- Dấu hiệu tiết sữa bất thường
- Có nghi ngờ bệnh lý tuyến yên như suy giáp, có khối u do tăng sản xuất prolactin.
Mức độ prolactin trong điều kiện sinh lý bình thường
Mức độ prolactin trong máu người khỏe mạnh bình thường: phụ nữ không mang thai và đàn ông khỏe mạnh bình thường là như sau:
- Ở phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh bình thường, không có thai, mức độ prolactin trong máu là 127-637 µU/mL, ở phụ nữ có thai là 200 – 4500 µU/mL và ở phụ nữ mãn kinh là 30-430 µU/mL; còn ở nam giới bình thường là 98 – 456 µU/mL.
- Mức độ prolactin máu thay đổi rõ rệt trong một ngày, tăng dần trong khi ngủ và đạt đỉnh cao nhất vào buổi sáng. Prolactin trong máu có thời gian bán hủy sinh học chỉ là khoảng 20-30 phút. Vì vậy, thời điểm lấy máu để xét nghiệm prolactin tốt nhất là khoảng 3-4 giờ sau khi thức dậy.
- Mức độ prolactin trong máu cũng có thể tăng lên trong một số tình trạng sinh lý bình thường như: sau bữa ăn nhiều thịt, sau giao hợp, kích thích núm vú, sau tập thể dục hoặc khi bị căng thẳng (stress).
- Ở phụ nữ mang thai và cho con bú, mức độ prolactin trong máu tăng một cách sinh lý.
Prolactin cao gây ra nguy cơ gì đến khả năng sinh sản?
Chỉ số Prolactin trong máu cao có thể được thấy trong nhiều bệnh lý sau:
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Khi bệnh nhân có sự giảm estrogen máu, vô sinh do không rụng trứng, ít kinh nguyệt, vô kinh, tiết sữa bất ngờ và mất ham muốn tình dục ở phụ nữ; rối loạn chức năng cương dương và mất ham muốn tình dục ở nam giới.
- Hàm lượng prolactin tăng cao trong máu có thể là một nguyên nhân khiến phụ nữ bị vô sinh. Prolactin cao có thể ngăn rụng trứng ở phụ nữ. Khi điều này xảy ra, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ bị ngừng hẳn lại (tắt kinh) và họ sẽ mất khả năng có con. Ở một mức độ nhẹ hơn, người bị chỉ số prolactin cao vẫn có kinh nguyệt bình thường, vẫn rụng trứng nhưng không sản xuất đủ hormone progesterone sau khi rụng trứng, khiến trứng thụ tinh không thể làm tổ, dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
Tại Việt Mô phôi, xét nghiệm chỉ số Prolactin là bắt buộc khi bệnh nhân nữ đến khám hiếm muộn.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11