Ra máu sau khi chuyển phôi là hiện tượng thường thấy ở các mẹ bầu IVF. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sau chuyển phôi không ra máu báo khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng, bất an. Chuyên gia nói gì về hiện tượng này, hãy cùng tham khảo lời khuyên từ các bác sỹ trong bài viết sau đây
I. Máu báo thai sau chuyển phôi là gì?
Thông thường, trong những ngày đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ xuất hiện ra máu báo thai. Máu báo thai là một lượng máu không đáng kể, thường xuất hiện từ 7 đến 10 ngày sau khi thụ thai. Nhưng cũng có thể xảy ra muộn hơn và đây là một trong những tín báo đầu tiên xác định bạn đã thành công.
Căn nguyên của máu báo thai bắt nguồn từ quá trình kết hợp thành công giữa trứng và tinh trùng, sau đó di chuyển đến tử cung để làm tổ. Khi phôi thai bám vào niêm mạc tử cung sẽ khiến lớp niêm mạc dày và tơi xốp này bị bong ra. Gây ra hiện tượng xuất huyết một lượng nhỏ. Lượng máu này sẽ hoà với dịch âm đạo và được thải ra ngoài qua đường âm đạo.
Với các trường hợp thụ tinh IVF, chị em thường xuất hiện một lượng máu loãng, có màu hồng thấm ra quần lót. Tuy nhiên, ở một số trường hợp cá biệt, máu báo thai có thể xuất hiện nhiều hơn hoặc không xuất hiện. Tuỳ theo cơ địa và thể trạng của từng người.
II. Cách nhận biết máu báo thai sau chuyển phôi
Máu báo thai là tình trạng bình thường ở sản phụ và thường xuất hiện đầu tiên trong thai kỳ. Máu báo thai không phải là dấu hiệu của nguy hiểm ở đường sinh dục hay là hệ quả của những tổn thương bất thường tại vùng kín.
Được biết, máu báo thai sẽ xuất hiện sau khi mẹ bầu thực hiện chuyển phôi thành công sau khoảng hơn 1 tuần. Tuy nhiên, nhiều người có thể lầm tưởng đây là máu báo kinh. Hoặc nếu máu báo thai ra với lưu lượng thấp, mẹ bầu có thể không để ý hoặc nghĩ rằng do vùng kín của mình bị tổn thương, gây chảy máu.
Khi máu báo thai xuất hiện, chị em sẽ có cảm giác châm chích vùng bụng giống như khi trải qua kì sinh lý. Tuy nhiên, khác với máu kinh, máu báo thai xuất huyết với cường độ và lưu lượng nhỏ hơn.
Máu báo thai chỉ xuất hiện trong một đến hai ngày với vài giọt màu đỏ tươi khác với máu trong chu kỳ kinh. Ngoài ra, máu báo thai cũng không có mùi gì, khác hẳn với mùi tanh nồng thường thấy của máu trong kỳ kinh nguyệt. Tuỳ từng cơ địa mà lượng máu báo thai có thể ít hay nhiều, ra sớm hay ra muộn. Chị em cần chú ý lắng nghe cơ thể của mình.
💫💫💫 NÊN BIẾT: Hắt hơi sau chuyển phôi có ảnh hưởng gì không?
III. Sau chuyển phôi không ra máu báo có phải thất bại?
Ra máu báo thai là hiện tượng thường gặp ở các ca chuyển phôi IVF thành công. Tuy nhiên, theo các bác sĩ có chuyên môn đây không phải là dấu hiệu duy nhất báo hiệu sự thành công của ca thụ tinh ống nghiệm.
Theo các chuyên gia, tùy theo tình trạng cơ thể của từng người. Mà lượng máu báo thai và thời gian nó xuất hiện có thể không giống nhau. Có nhiều trường hợp không xuất hiện máu báo thai, nhưng ca thụ tinh vẫn thành công. Sản phụ vẫn mang thai và trải qua kỳ thai nghén hoàn toàn khỏe mạnh.
Cá biệt có những trường hợp máu báo thai ra rất ít. Chỉ một vài giọt hoà với dịch âm đạo xuất hiện ở quần chip, khiến sản phụ không biết và lầm tưởng đó là dịch âm đạo thông thường.
Theo thống kê, có đến 65% trường hợp chị em xuất hiện máu báo thai khi mang thai. Thay vào đó, mẹ bầu sẽ nhận ra tình trạng mang thai của mình thông qua những dấu hiệu khác của cơ thể.
🌠🌠🌠 THAM KHẢO THÊM: 7+ Dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày chị em nên biết
IV. Không có máu báo thai sau chuyển phôi cần phải làm sao?
Nhiều chị em cảm thấy hồi hộp mong chờ về kết quả chuyển phôi IVF. Tâm lý chờ đợi những dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ sẽ khiến cho các chị em stress. Tuy nhiên, việc không xuất hiện máu báo thai khiến cho nhiều phụ nữ không khỏi mệt mỏi.
Nếu cảm thấy lo lắng vì không xuất hiện máu báo thai, chị em không cần quá sốt sắng. Đối với các trường hợp đã hoàn thành chuyển phôi từ 7 – 10 ngày. Bạn có thể xác nhận kết quả chuyển phôi bằng cách tự thử thai bằng que thử thai lấy mẫu nước tiểu tại nhà.
Nếu vẫn không chắc chắn với kết quả tự kiểm tra. Chị em có thể đến các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các xét nghiệm có độ chính xác cao hơn(xét nghiệm nồng độ HCG trong máu hay siêu âm tử cung phát hiện thai sớm).
Trong trường hợp kết quả không như mong muốn, chị em cũng không nên cảm thấy tiêu cực và thất vọng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có những chỉ dẫn chính xác nhất. Chị em cũng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng cho những lần trị liệu chuyên sâu và tái cấy phôi trong thời gian tới.
Sau khi chuyển phôi không ra máu báo liệu đã mang thai thành công? Là thắc mắc chung của rất nhiều phụ nữ vừa trải qua quá trình chuyển phôi với mong muốn mang thai thành công. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên thường xuyên theo dõi blog của viện Mô phôi lâm sàng Quân đội. Để trau dồi thêm những kiến thức trong quá trình mang thai và hậu mang thai.
Bài viết liên quan
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9