Đông lạnh phôi hiện nay là kỹ thuật thường quy tại Viện Mô phôi. Đa số bệnh nhân đều tạo được nhiều phôi trong chu kỳ điều trị IVF. Những năm gần đây, xu hướng chuyển phôi trữ ngày càng được ưu tiên vì an toàn cho bệnh nhân. Sau chu kỳ kích trứng, cơ thể của người phụ nữ cần có thời gian để phục hồi, chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai. Khi đó, đông lạnh phôi thực sự cần thiết. Năm 2007, Viện Mô phôi đã tiến hành trữ phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá. Vậy phương pháp thuỷ tinh hoá là gì? Hiệu quả của phương pháp đông lạnh phôi thuỷ tinh hoá như thế nào?
🔥Ngày 19/07/2024: Bệnh nhân lỗ ngoài tử cung bị chít hẹp chuyển phôi thành công!
🌳Ngày 18/07/2024: PGT-M giúp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh
❌Ngày 18/07/2024: Tác động của stress đến khả năng sinh sản ở nam giới được hiểu hiện như thế nào?
🛑Ngày 17/07/2024: 10 năm đồng hành cùng Viện và có hai bạn nhỏ!
👉Ngày 11/07/2024: Những trường hợp nào cần thực hiện PGT-M?
❇️Ngày 11/07/2024: Làm mẹ sau 15 năm mong con!
Đông lạnh phôi có ý nghĩa gì?
Đông lạnh là một kỹ thuật nhằm lưu trữ các tế bào, mô trong điều kiện nhiệt độ âm sâu, thường là -196°C.Tại nhiệt độ này, các hoạt động chuyển hóa, tổng hợp của tế bào sẽ bị ngưng trệ hoàn toàn.
Sự ra đời của phương pháp trữ lạnh phôi đã góp phần cực kỳ quan trọng trong tối ưu hóa phác đồ kích thích buồng trứng,chuyển phôi, cũng như giải quyết bài toán phôi còn dư sau khi chuyển.
Đông lạnh phôi hay còn gọi là bảo quản lạnh phôi là một quá trình làm đông lạnh và lưu trữ phôi để sử dụng sau này.
Có thể hiểu rằng, phôi đông lạnh là khái niệm để nói đến những phôi được trữ lạnh sau quy trình thụ tinh trong ống nghiệm(IVF) thay vì đưa vào cơ thể mẹ.
Những lợi ích của việc đông lạnh phôi?
Hiệu quả mang thai giữa chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh là tương đương nhau. Tuy nhiên, xu hướng điều trị hiếm muộn hiện nay thường ủng hộ kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh. Vì những ưu điểm như:
- Giảm thiểu rủi ro mang thai của chu kỳ IVF chuyển phôi tươi như chuyển dạ sinh non, tiền sản giật và sinh con nhẹ cân.
- Cho phép sàng lọc di truyền tiền làm to Táng đáng kể cơ hội mang thai thành công và sinh ra trẻ khỏe mạnh.
- Rất có lợi trong các trường hợp cơ thể người phụ nữ chưa hồi phục sau chọc noãn. Do quá sợ hãi, lo lắng sau quá trình chọc hút trứng, tâm lý chưa ổn định…
- Có thời gian để chuẩn bị lớp nội mạc tử cung hoàn hảo nhất. Tạo điều kiện tối ưu để đón nhận phôi vào làm tổ.
- Tăng cơ hội chuyển phôi nhiều lần với các phôi còn dư từ đó tăng tỷ lệ có thai tích lũy sau các lần chuyển phôi.
- Phù hợp với các trường hợp không có chỉ định chuyển phôi tươi: Nhóm bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng, ứ dịch buồng tử cung, nội mạc tử cung quá mỏng …
- Hạn chế được số lần kích thích buồng trứng, giúp đảm bảo về mặt sức khỏe, có thêm thời gian chuẩn bị, thu xếp công việc, tiền bạc và cuộc sống.
Đông lạnh phôi có ý nghĩa gì?
- Trữ lạnh phôi dư chưa dùng đến trong chu kỳ IVF.
- Trữ lạnh phôi trong trường hợp bệnh nhân chỉ thích hợp chuyển phôi trữ, có thể do các yếu tố lâm sàng: tâm lý chưa sẵn sàng, sức khỏe chưa đảm bảo cho việc chuyển phôi, hoặc do yếu tố nội mạc tử cung chưa thích hợp.
- Một số nghiên cứu cho rằng việc chuyển phôi trữ cho hiệu quả cao hơn so với chuyển phôi tươi.
- Giảm tỷ lệ đa thai do có thể tối ưu hóa các yếu tố lâm sàng. Hạn chế số phôi chuyển hoặc theo xu hướng chuyển đơn phôi.
- Hạn chế nguy cơ quá kích buồng trứng.
Hiệu quả của phương pháp đông lạnh phôi thuỷ tinh hoá
Phương pháp thuỷ tinh hoá là gì?
Thủy tinh hóa là phương pháp trữ lạnh không cân bằng, đột ngột đưa mẫu xuống nhiệt độ âm sâu. Nguyên lý của phương pháp này là tăng tốc độ làm lạnh ở mức tối đa, vượt qua giai đoạn tạo thành tinh thể đá, nhằm mục đích ngăn chặn sự hình thành tinh thể đá ở trong và ngoài mẫu trữ lạnh, hạn chế tối đa tổn thương cho mẫu.
Có hai phương pháp trữ đông giao tử, phôi trong hỗ trợ sinh sản. Bao gồm trữ đông thường quy (đông lạnh chậm) và kỹ thuật thủy tinh hoá. Phương pháp đông lạnh chậm có một số nhược điểm như:
- Tỷ lệ phôi sống không cao,
- Mất nhiều thời gian, cần sử dụng máy khi trữ lạnh, sử dụng nhiều nitơ,
- Chương trình không ổn định, chi phí bảo trì máy móc cao
Năm 2002, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng kỹ thuật này. Thủy tinh hóa sử dụng tốc độ hạ nhiệt độ nhanh, chỉ tốn 20 phút để hoàn thành. Kỹ thuật này giảm sốc lạnh, tránh rủi ro hình thành tinh thể d Điều này giúp đảm bảo tỷ lệ sống sót của tế bào luôn cao.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp trữ lạnh thuỷ tinh hoá
- Thời gian trữ lạnh nhanh,
- Tỷ lệ phôi sống, tỷ lệ phôi sống nguyên vẹn,
- Tỷ lệ phôi phân chia tiếp của phương pháp thủy tinh hóa có xu hướng cao hơn phương pháp đông chậm.
Viện Mô phôi đã áp dụng phương pháp thủy tinh hóa để mang lại kết quả tốt nhất với cả noãn và phôi trữ lạnh. Và tỷ lệ của phôi sống sau rã đông bằng phương pháp này lên đến 100%. Đạt tỷ lệ cao nhất trong tất cả các kỹ thuật đông lạnh phôi tính đến thời điểm hiện tại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của trữ lạnh phôi
Như đã nhắc ở trên, quá trình trữ lạnh phôi là quá trình đưa phôi xuống nhiệt độ âm sâu (-196oC) đồng thời sử dụng một số chất bảo quản. Đây rõ ràng là điều kiện bất lợi cho giao tử và phôi, nên sự ảnh hưởng đến chất lượng giao tử và phôi là điều có thể xảy ra.
Ngoài ra, hiệu quả của trữ lạnh giao tử và phôi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác:
- Chất lượng phôi trữ ban đầu.
- Kinh nghiệm của kỹ thuật viên và chuyên viên phôi học.
- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình trữ lạnh.
- Điều kiện phòng bảo quản phôi đông lạnh.
- Vì những yếu tố như được nêu ở trên, bạn nên lựa chọn những trung tâm uy tín để tiến hành những kỹ thuật trên.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11