Chất lượng phôi đóng vai trò quan trọng trong tỷ lệ thành công của ca thụ tinh trong ống nghiệm. Sự phát triển của kỹ thuật phân tích di truyền đã mang lại cơ hội sinh con khoẻ mạnh. Trong những năm gần đây, khái niệm phôi khảm dần xuất hiện phổ biến trong hỗ trợ sinh sản. Sau khi sinh thiết phôi, kết quả có thể là phôi bình thường, bất thường hoặc phôi khảm. Tại Viện Mô phôi, có những trường hợp sau khi sinh thiết phôi chỉ có phôi khảm. Nhưng đã có rất nhiều trường hợp chuyển phôi khảm thành công. Dưới đây là trường hợp bệnh nhân duy nhất một phôi khảm sinh con thành công.
Ngày 29/08/2024: Nguyên nhân gây ra polyp cổ tử cung là gì?
Ngày 28/08/2024: Hormone prolactin có vai trò gì?
Ngày 28/08/2024: Tin vui từ Phú Yên xa xôi của bệnh nhân Thalassemia!
Ngày 27/08/2024: Chuyển một phôi đậu hai em bé!
Ngày 26/08/2024: Bác sĩ Viện Mô phôi tham dự Hội nghị khoa học Hội Hình thái học tổ chức
Nguyên nhân nào xuất hiện phôi khảm?
Phôi khảm là gì?
Phôi nguyên bội (euploid) là phôi có số lượng nhiễm sắc thể (NST) bình thường (trên người là 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính). Phôi lệch bội (aneuploid) là phôi có bất thường về mặt số lượng NST (dư hoặc thiếu một hoặc vài NST thường hoặc NST giới tính). Phôi nguyên bội có tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ sinh sống cao hơn so với phôi lệch bội.
Phôi khảm là một phôi nhưng mang hai hay nhiều dòng tế bào có bộ NST khác nhau. Có thể hiểu đơn giản là trong cùng một phôi, có thể có các tế bào mang NST bình thường và cả những tế bào mang NST bất thường.
Các bất thường của NST bao gồm:
- Bất thường về số lượng. Thêm hoặc bớt số lượng NST so với số lượng NST chuẩn ở người là 23 cặp (46 chiếc).
- Bất thường về cấu trúc. Một phần của NST đơn bị thiếu, thêm, chuyển sang NST khác hoặc bị đảo lộn ngược chiều.
Hiện tượng khảm xuất hiện tương đối phổ biến ở giai đoạn tiền làm tổ, ảnh hưởng lên khoảng 20-30% phôi giai đoạn phân cắt và phôi nang.
Phân loại
- Bình thường: ít hơn 20% tế bào trong phôi là bất thường
- Khảm cấp thấp: 20% đến 40% tế bào là bất thường
- Khảm cấp cao: 40% đến 80% các tế bào là bất thường
- Bất thường: hơn 80% tế bào là bất thường.
Nguyên nhân nào xuất hiện phôi khảm?
Phôi khảm có thể là kết quả của nhiều cơ chế khác nhau:
- Do sự không phân ly nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia của phôi,
- Do nội phân bào
- Có thể là kết quả của đột biến ở một tế bào trong quá trình phát triển phôi.
Hiểu một cách đơn giản hơn, phôi khảm là phôi mà sự bất thường về nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở một nhóm tế bào, không phải ở tất cả các tế bào.
Cơ hội khi chuyển phôi khảm
Khảm là hiện tượng xuất hiện tương đối phổ biến ở phôi IVF giai đoạn tiền làm tổ. Theo thống kê chung, chuyển phôi khảm cho kết cục thai kỳ thấp hơn đáng kể so với chuyển phôi bình thường. Vì phôi khảm vẫn có một số tế bào chứa đựng số lượng nhiễm sắc thể bị sai nên sẽ có tiềm năng làm tổ thấp hơn và tăng nguy cơ sảy thai cao hơn. Thế nhưng, y văn thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ sinh ra khỏe mạnh. Những trẻ này có karyotype (nhiễm sắc thể đồ) bình thường ở những phôi có mức độ khảm thấp.
Nếu trẻ phát triển từ phôi khảm có sự biểu hiện thành kiểu hình của một gen bất thường. Sự xuất hiện triệu chứng cũng sẽ nhẹ hơn so với thông thường. Do đó, có thể cân nhắc tư vấn chuyển phôi khảm với mức độ thấp vì phôi vẫn có tiềm năng làm tổ và phát triển thành trẻ khỏe mạnh, đặc biệt là với cặp vợ chồng không có phôi nguyên bội trong chu kỳ IVF.
Các khuyến cáo vẫn ưu tiên việc chuyển phôi có NST bình thường. Trong trường hợp không có phôi bình thường, các cặp vợ chồng sẽ được tư vấn thực hiện một chu kỳ IVF mới để tiếp tục sàng lọc phôi. Và việc chuyển phôi khảm cần có sự đồng thuận giữa trung tâm điều trị và bệnh nhân.
Tại Viện Mô phôi, bác sĩ lâm sàng, chuyên viên phôi học sẽ thảo luận về chuyển phôi khảm. Trong đó các phôi khảm vẫn có thể được cân nhắc sử dụng.
Do đó, quyết định chuyển phôi khảm sẽ phụ thuộc vào:
- Sự thống nhất chuyên môn giữa bác sĩ lâm sàng, chuyên viên phôi học và chuyên gia di truyền.
- Quyết định cuối cùng của các cặp vợ chồng mong con.
Bệnh nhân duy nhất một phôi khảm sinh con thành công!
Đó là trường hợp của vợ chồng chị Hạnh – anh Thọ ở Thanh Hoá.
Chị Hạnh là một trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân được bệnh nhân khác đã điều trị thành công tại Viện giới thiệu. Sau khi thực hiện các xét nghiệm của hai vợ chồng, bác sĩ chỉ định anh chị điều trị IVF có sinh thiết phôi để loại bỏ phôi bất thường.
Sau quá trình sinh thiết phôi, anh chị chỉ có duy nhất một phôi khá ngày 5, phôi khảm. Bệnh nhân đã rất băn khoăn khi lựa chọn chuyển phôi. Nhưng sau khi được bác sĩ điều trị tư vấn, anh chị quyết định chuyển phôi.
Trong quá trình chuẩn bị niêm mạc chuyển phôi đông lạnh, chị hạnh phát hiện có dịch lòng tử cung do sẹo mổ cũ. Dịch sẹo vết mổ cũ là một trong những vấn đề rất phức tạp khi chuẩn bị niêm mạc tử cung. Bác sĩ quyết định chuẩn bị niêm mạc bằng phác đồ cá thể hóa cho trường hợp này. Thật may mắn, chị hạnh có ca chuyển phôi thành công.
Và hành trình thai kỳ của mẹ con chị Hạnh cán đích trọn vẹn. Em bé chào đời khoẻ mạnh ngày 26/11/2024. Chú mừng thành công của gia đình anh chị. Chúc Hải Đăng luôn khoẻ mạnh, hay ăn chóng lớn nhé!
Bài viết liên quan
Trường hợp chồng thiểu tinh nặng điều trị thành công!
Hình thái tinh trùng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thụ thai. Hiện nay, ...
Th12
Em bé đáng yêu sau 9 năm mong con của vợ chồng chị Hạnh!
Em bé đáng yêu sau 9 năm mong con của vợ chồng chị Hạnh! Dưới ...
Th12
Hai trường hợp có chất lượng phôi kém sinh con khoẻ mạnh!
Chúc mừng các gia đình có ca điều trị IVF thành công! Hai trường hợp ...
Th12
Hai lần chuyển phôi hai bạn nhỏ đáng yêu!
Tin vui từ bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém! Hai lần chuyển phôi có ...
Th12
Em bé Momo của Viện!
Bố mẹ đặt tên em để luôn nhớ về Viện! Em bé Momo của Viện! ...
Th12
Em bé đáng yêu đến từ quê hương Bắc Ninh
Chúc mừng vợ chồng bệnh nhân có tiền sử thai lưu sinh con thành công ...
Th12