Dậy thì sớm có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?

8.

Dậy thì là một trong hai dấu mốc vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Tuy nhiên dậy thì sớm gây ra một số tác động tiêu cực đến tâm lý, thể chất của trẻ. Hiện nay, tình trạng trẻ dậy thì sớm đang ngày càng gia tăng. Điều này đặt ra nhiều vấn đề lo ngại đến sức khoẻ sinh sản của trẻ sau này. Vậy dậy thì sớm có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của trẻ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây về vấn đề này.

Dậy thì sớm có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?

Dậy thì sớm là gì?

Dậy thì là một quá trình thay đổi tâm sinh lý mà qua đó, trẻ sẽ phát triển trở thành một cơ thể trưởng thành, có khả năng sinh sản.

Trong suốt quá trình dậy thì, trẻ sẽ có nhiều thay đổi về mặt thể chất và diễn biến tâm lý. Dậy thì sớm là tình trạng cơ thể của trẻ bắt đầu phát triển các đặc điểm sinh dục sớm hơn, với bé gái được hướng tới dậy thì sớm nếu trẻ có biểu hiện dậy thì trước 8 tuổi, bé trai trước 9 tuổi.

Các dấu hiệu dậy thì sớm

  • Sự phát triển của vú,
  • Sự phát triển sớm của dương vật, tinh hoàn,
  • Thay đổi giọng nói, mụn,
  • Mọc lông mu, lông nách,
  • Xuất hiện kinh nguyệt,
  • Mộng tinh,…

Các yếu tố gây ra dậy thì sớm

Nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ tăng cao khi có các yếu tố sau:

  • Có khối u (đặc biệt là ở buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc não bộ),
  • Gặp các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương,
  • Gia đình có tiền sử dậy thì sớm hay mắc một số hội chứng hiếm gặp.

Hiện nay, dậy thì sớm được chia làm hai nhóm chính, dựa vào cơ chế gây nên tình trạng này:

  • Dậy thì sớm phụ thuộc vào hormone Gonadotropin (dậy thì sớm trung ương). Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm ở bé gái và hơn một nửa trường hợp ở bé trai đều thuộc dạng này. Đây là tình trạng cơ thể tiết ra hormone gonadotropin sớm hơn bình thường, từ đó gây nên tình trạng dậy thì sớm. Hormone gonadotropin gồm hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH).
  • Dậy thì sớm không phụ thuộc vào hormon Gonadotropin: Thay vì sản sinh hormone gonadotropin sớm hơn, cơ thể bắt đầu quá trình dậy thì sớm bằng cách tiết ra nhiều hormone giới tính sớm.

Chẩn đoán dậy thì sớm ở trẻ

Khi chẩn đoán dậy thì sớm ở trẻ, bác sĩ có thể hỏi về các tiền sử bệnh, chế độ dinh dưỡng. Một số xét nghiệm máu có thể được yêu cầu thực hiện để kiểm tra nồng độ hormone:

  • Hormone tạo hoàng thể (LH),
  • Hormone kích thích nang trứng (FSH),
  • Hormone giới tính (estrogen/testosterone),
  • Hormone kích thích sinh dục (GnRH)
  • Hormone tuyến giáp.

Chụp X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện trong chẩn đoán dậy thì sớm ở trẻ.

Những ảnh hưởng của tình trạng dậy thì sớm

Ảnh hưởng đối với chiều cao và thể chất :

  • Chiều cao sẽ bị hạn chế do quá trình dậy thì sớm thường khiến cho các đầu xương đóng lại sớm hơn bình thường. Điều này làm cho cơ thể không đạt được chiều cao tối đa. Ngoài ra, dậy thì sớm còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Nguyên nhân do mất cân bằng nội tiết và rối loạn chuyển hóa.

Ảnh hưởng đối với tâm lý :

  • Trẻ sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm, lo âu về sự khác biệt của cơ thể so với bạn bè cùng trang lứa. Không những vậy mà trẻ còn gặp khó khăn trong giao tiếp hòa nhập với bạn bè và đặc biệt là có nguy cơ bị lạm dụng tình dục cao hơn.

⌛️⌛️⌛️⌛️ Một số “thủ phạm” gây viêm tắc vòi trứng ở nữ giới

⏳⏳⏳⏳ Hormone Testosterone có vai trò gì đối với nam giới?

7.2
Dậy thì sớm có thể khiến trẻ rất dễ rơi vào tình trạng âu lo.

Ảnh hưởng đối với sức khỏe sinh sản:

Bé gái:

Buồng trứng có thể phát triển sớm dẫn đến tình trạng rụng trứng không đều. Hoặc không rụng trứng, rối loạn nội tiết sớm gây ra hiện tượng buồng trứng đa nang, gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tử cung và nội mạc tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Bé trai:

Mặc dù tinh hoàn có thể phát triển sớm nhưng khả năng sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam có thể chưa đạt đến độ trưởng thành đầy đủ dẫn đến giảm khả năng sinh sản và tình trạng mất cân bằng hormone. Ngoài ra, rối loạn khả năng sinh dục và ham muốn tình dục có thể bị ảnh hưởng. Khi sự phát triển sinh lý không phù hợp với sự trưởng thành về tâm lý.

Các biện pháp phòng ngừa dậy thì sớm

Để tăng hiệu quả phòng ngừa, bố mẹ nên kết hợp thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm có chứa estrogen và testosterone. Hay các chất gây rối loạn nội tiết (mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc theo toa cho người lớn,…).
  • Kiểm soát cân nặng của trẻ. Từ đó, phát hiện sớm và có phương hướng điều trị sớm khi trẻ có dấu hiệu béo phì gây dậy thì sớm.
  • Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn. Thực hiện các bài tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp lứa tuổi. Điều này nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, nâng cao thể lực và sức đề kháng.
  • Cho trẻ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Với lượng vừa đủ (chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất).
  • Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, chứa chất tăng trưởng,… đặc biệt là những thức ăn gây dậy thì sớm ở trẻ.

⭕️⭕️⭕️⭕️ Bệnh nhân PCOS chuyển 1 phôi thành công.

⭕️⭕️⭕️⭕️ Sau chọc trứng có giấy nghỉ hưởng bảo hiểm không? 

che do dinh duong truoc khi chuyen phoi
Thực hiện chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học, lành mạnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ.

Và một điều quan trọng nữa đó là cần giáo dục giới tính sớm cho trẻ, giúp trẻ hiểu được những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì và dạy cách bảo vệ mình trước nguy cơ xâm hại tình dục.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status