Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

20190629 122922 808835 roi loan kinh nguye.max 1800x1800 1

Kinh nguyệt đóng vai trò rất quan trọng với phụ nữ. Kinh nguyệt được xem là tấm gương phản chiếu sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt ổn định sẽ giúp cho phụ nữ có cơ hội thụ thai cao hơn. Một chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ dao động từ 28-30 ngày. Tuy nhiên có một số trường hợp kinh nguyệt không đều. Vậy rối loạn kinh nguyệt xảy ra khi nào? Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Ngày 16/12/2023: Chậm kinh nên làm gì?

Ngày 10/03//2023: Hiểu lầm tai hại khi dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt

Ngày 21/11/2023:  Xét nghiệm FSH để làm gì?

Ngày 14/11/2023: Có thể xét nghiệm AMH vào thời điểm nào?

Ngày 08/11/2023: Cần làm gì để kiểm soát tình trạng PCOS?

Ngày 21/09/2023: Suy tuyến giáp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở phụ nữ?

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt?

Kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.

kinh nguyet nhieu.jpgw1500h890checkress56fab869ef705dda53250885f4fe94bc 1024x608 1
Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.

Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.

Kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng có tính lặp đi lặp lại ở mọi phụ nữ, nó là điều kiện cần thiết để quá trình sinh sản hình thành. Vào thời điểm cơ thể nữ giới trưởng thành sẽ xảy ra sự rụng trứng.

Tuy nhiên, trước khi trứng rụng, nội mạc tử cung sẽ bao phủ bề mặt tử cung. Khi trứng rụng, nội mạc sẽ thay đổi để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ. Khi quá trình thụ tinh không diễn ra, tử cung sẽ tự loại bỏ lớp nội mạc để tiếp tục chu kỳ kinh mới.

Quá trình loại bỏ ấy gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài của nó chính là chất lỏng màu đỏ xuất hiện ở âm đạo. Dù chất lỏng đó vẫn được gọi là máu nhưng thành phần của nó lại khác với máu ở tĩnh mạch.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là thuật ngữ thường dùng để chỉ các bất thường liên quan đến chu kỳ kinh. Khi đó, kinh nguyệt không đều hoặc chậm kinh trong một khoảng thời gian dài. 

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

Ảnh hưởng của nội tiết tố

  • Mỗi giai đoạn của người phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bao gồm tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
  • Trong tuổi dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi lớn. Có thể mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng và thời gian bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phổ biến tại thời điểm này.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi.
  • Thời kỳ mãn kinh tính từ 12 tháng kể từ thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Sau thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ không còn những chu kỳ kinh.
  • Trong thời gian mang thai, kinh nguyệt chấm dứt.
  • Hầu hết phụ nữ không có kinh trong khi cho con bú.

Nguyên nhân thực thể:

  • Thai nghén bất thường: Chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai.
  • Tổn thương thực thể của cổ tử cung – polyp cổ tử cungPolyp buồng tử cungu xơ tử cung, quá sản nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang…
  • U tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường.
  • Nhiễm khuẩn: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.

Thay đổi điều kiện sống, thói quen sinh hoạt:

Kinh nguyệt do cơ chế nội tiết – thần kinh điều chỉnh nên khi thay đổi môi trường sống như chuyển vùng, thay đổi công việc, bị áp lực học, gia đình hoặc công việc làm cho người phụ nữ chán nản hay buồn rầu cũng làm rối loạn kinh nguyệt.

Chế độ dinh dưỡng:

Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cân hoặc giảm cân quá mức cũng làm rối loạn kinh nguyệt.

Vận động quá mức:

Cũng làm tăng lượng kinh và kéo dài ngày thấy kinh.

Một số thuốc gây rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Tại Viện Mô phôi, tỷ lệ bệnh nhân nữ đến khám hiếm muộn có liên quan đến rối loạn kinh nguyệt rất nhiều. Đây là một tình tráng rất đáng lo ngại.

Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa

Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” (viêm âm đạo, viêm buồng trứng,…).

Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ

Estrogen và Progesteron chính là 2 hormon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính,…

Thiếu máu

Lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp,…trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bạn.

Nguy cơ vô sinh

Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên. Hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung.

Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục của phụ nữ. Chị em hãy đến gặp bạn sĩ nếu có rối loạn kinh nguyệt để có chẩn đoán xác định.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status