Không có tinh trùng trong tinh dịch hiện nay gặp phải ở khá nhiều nam giới. Sau khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ, bệnh nhân sẽ được xác định là tình trạng vô tinh hay không. Nguyên nhân dẫn đến vô tinh ở nam giới khá nhiều. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp xác định được nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Vậy vô tinh có con được không và phải điều trị như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cách nhìn nhận chính xác.
I. VÔ TINH LÀ GÌ?
1. Khái niệm
Vô tinh (Azoospermia) hay Không có tinh trùng là thuật ngữ y khoa dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần.
Các chuyên gia thường chia tình trạng này thành 2 loại gồm: vô tinh do tắc nghẽn và vô tinh không do tắc. Trong đó, tỷ lệ nam giới vô tinh không do tắc chiếm chủ yếu, đến 40% trường hợp.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân vô tinh không do tắc (do tinh hoàn không sản xuất ra được tinh trùng):
- Do các bệnh lý ở vùng dưới đồi – tuyến yên: Vùng dưới đồi – tuyến yên có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhịp sinh học, nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là giải phóng và ức chế các nội tiết tố của tuyến yên. Nếu vùng dưới đồi – tuyến yên bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn trong việc giải phóng các nội tiết tố như GnRH, gonadotrophin gây vô tinh.
- Do vấn đề về di truyền gồm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể. Như hội chứng Klinefelter, Hội chứng Down, Hội chứng Noonan… Hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể như Hội chứng Kallmann, mất đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể Y có 2 tâm động…
- Do nguyên nhân từ tinh hoàn gồm không có tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, Hội chứng Sertoli, ngưng sinh tinh…
- Nguyên nhân vô tinh do tắc:
Do sự xuất hiện các bế tắc ở nhiều vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh khiến cho tinh trùng bị nghẽn lại.
📍📍📍RA MÁU SAU CHUYỂN PHÔI NGUY HIỂM KHÔNG?
3. Triệu chứng của nam giới vô tinh
Hầu hết các bệnh nhân không có biểu hiện, chỉ khi đi khám và xét nghiệm mới được xác định. Hoặc nếu có, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu sau:
- Ít có ham muốn tình dục
- Rối loạn cương dương
- Có khối u, sưng tấy hoặc khó chịu xung quanh tinh hoàn
- Râu, lông ít hoặc không có
4. Phương pháp chẩn đoán xác định bệnh nhân vô tinh
Xuất phát từ việc đa số bệnh nhân vô tinh không có biểu hiện nên xét nghiệm là điều cần làm. Trong đó, cơ bản nhất là phương pháp xét nghiệm tinh dịch đồ.
Tại Viện Mô phôi, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu tại Viện. Mẫu tinh dịch của bệnh nhân sẽ được kiểm tra bằng máy ly tâm hoặc soi dưới kính hiển vi. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm:
- Thử các nội tiết tố sinh dục, đặc biệt testosterone
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể
II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
1. Đối với vô tinh không do tắc
Đối với những bệnh nhân vô tinh không do tắc, có thể được điều trị bằng những cách sau:
- Điều trị nội tiết tố sinh sản
- Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn
- Vi phẫu thuật trích tinh trùng “non” từ tinh hoàn micro TESE (tỷ lệ thành công 60%) kết hợp với thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Đối với vô tinh do tắc
Đối với những bệnh nhân vô tinh do tắc, có thể được điều trị bằng những cách sau:
- Phục hồi lại sự lưu thông của đường dẫn tinh trùng và sau đó giao hợp tự nhiên để có con.
- Trích tinh trùng: từ mào tinh PESA, MESA; từ tinh hoàn TESE kết hợp thụ tinh trong ống nghiệm.
III. VÔ TINH CÓ CON ĐƯỢC KHÔNG?
Tùy vào thể trạng bệnh, nguyên nhân gốc rễ của bệnh cũng như thể theo mong muốn của bệnh nhân mà các bác sĩ có những phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Các chuyên gia nhận định chẩn đoán không có tinh trùng không có nghĩa là không thể có con. Tại Viện Mô phôi, chúng tôi đã giúp cho rất nhiều trường hợp được xác định là vô tinh có con. Các biện pháp điều trị của y học hiện đại đã giúp hàng triệu bệnh nhân như vậy.
MicroTESE đã mở rộng chân trời điều trị vô sinh, giúp các cặp vợ chồng bị vô tinh có thể có con của chính mình – điều mà trước đây không thể thực hiện được.
Năm 2012, Viện Mô phôi là đơn vị đầu tiên mổ thành công phương pháp Micro TESE tại Việt Nam. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều ông bố được thực hiện giấc mơ làm cha sinh học của mình. Điều mà trước đây không thể thực hiện.
Cuối cùng, nếu như sau khi thực hiện hết tất cả các xét nghiệm và phẫu thuật mà vẫn không tìm thấy tinh trùng, bác sĩ sẽ phải thông báo rằng: “Trường hợp của anh/chị nếu muốn có con thì sẽ phải xin tinh trùng”. Có lẽ đối với rất nhiều người, chuyện xin tinh trùng là khó chấp nhận nhưng ngày nay bằng sự phát triển của khoa học cùng với sự cởi mở trong tư tưởng của các ba mẹ, vấn đề xin tinh trùng sẽ bớt nặng nề hơn và quan trọng hơn cả chính là anh chị vẫn luôn đi cùng nhau. Hạnh phúc của người đàn ông là đồng hành cùng người vợ của mình trên hành trình tìm kiếm tiếng cười trẻ thơ.
Bài viết liên quan
Tinh trùng hình thành mất bao lâu thời gian?
Tinh trùng được gọi là tế bào sinh sản ở nam giới. Tinh trùng là ...
Th10
Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?
Tinh hoàn là cơ quan sinh sản rất quan trọng của nam giới. Đây được ...
Th10
Xoắn tinh hoàn gây ra nguy cơ gì?
Tinh hoàn là cơ quan sinh sản rất quan trọng của nam giới. Đây được ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?
Chất lượng tinh trùng đóng vai trò rắt quan trọng trong việc thụ tinh và ...
Th9
Tinh dịch và tinh trùng có khác nhau không?
Tinh trùng và tinh dịch là hai khái niệm quen thuộc đối với sức khoẻ ...
Th9