Một trong những quan tâm hàng đầu của chị em hiếm muộn là tăng chất lượng trứng. Trứng tốt, tinh trùng tốt mới có thể tạo ra phôi tốt và tăng cơ hội thành công. Tuy nhiên, tinh trạng suy buồng trứng gặp phải ở nhiều chị em. Thậm chí có những bệnh nhân mới 25, 26 tuổi AMH chỉ còn dưới 1. AMH thấp, dự trữ buồng trứng suy giảm và kéo theo chất lượng buồng trứng giảm. Cải thiện chất lượng buồng trứng nên làm gì? Và không nên làm gì?
1. Buồng trứng và chức năng của buồng trứng
Buồng trứng là gì?
Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của nữ giới. Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ, vừa có chức năng nội tiết (tiết ra các hormon sinh dục nữ quyết định giới tính phụ như estrogen và progesteron), vừa có chức năng ngoại tiết (sự rụng trứng). Trên cơ thể người có hai buồng trứng: một bên phải và một bên trái.
Ở người phụ nữ chưa sinh nở lần nào, buồng trứng ở tư thế đứng, trục dọc của buồng trứng nằm thẳng đứng. Đối chiếu lên thành bụng, điểm buồng trứng là điểm giữa đường nối gai chậu trước trên với khớp mu.
Trên cơ thể người, buồng trứng có màu hồng nhạt, thường nhẵn nhụi cho đến tuổi dậy thì, sau tuổi dậy thì mặt buồng trứng ngày càng sần sùi vì rụng trứng hàng tháng làm rách vỏ buồng trứng, để lại những vết sẹo trên mặt buồng trứng. Sau thời kỳ mãn kinh, bề mặt buồng trứng lại nhẵn nhụi lại.
Chức năng của buồng trứng
Buồng trứng có hai chức năng cơ bản:
- Nội tiết để sản xuất ra các hormone sinh dục, quy định các đặc tính sinh dục – sinh lý nữ
- Ngoại tiết để sản xuất trứng phục vụ cho quá trình sinh sản. Một buồng trứng hoạt động bình thường sẽ giúp cho người phụ nữ có đời sống sinh dục, sinh lý và sinh sản bình thường.
🍀🍀🍀🍀Tham khảo: Quá kích buồng trứng nên làm gì?
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng buồng trứng
Yếu tố tuổi tác
Buồng trứng phụ nữ cũng có tuổi. Khi phụ nữ sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong cơ thể. Cho đến tuổi dậy thì, các nang trứng say ngủ “thức dậy” để thực hiện chức năng của mình. Theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. lượng trên trên cơ thể phụ nữ sẽ ngày càng giảm mà không thể tăng trở lại.
Khi phụ nữ lớn tuổi (>=30 tuổi), trứng cũng đã tồn tại cùng với chúng ta hàng ấy năm nên chúng cũng “già đi”. Từ đó, dẫn đến bộ máy di truyền dễ bị “sai lỗi” hơn. Chưa kể đến, khi chúng ta còn trẻ buồng trứng sẽ ưu tiên sử dụng trứng chất lượng tốt trước nên càng lớn tuổi chỉ còn lại những quả trứng chất lượng kém mà thôi. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hiếm muộn, tạo phôi chất lượng kém, sẩy thai, dị tật thai nhi ở phụ nữ lớn tuổi. VÌ THẾ, KHÔNG PHẢI SIÊU ÂM CÒN TRỨNG LÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN TỐT.
Lối sống
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng chất lượng buồng trứng chính là lối sống. Chất lượng trứng phụ thuộc nhiều vào thói quen và lối sống của người phụ nữ. Để chuẩn bị cho việc thụ thai, nên loại trừ những thói quen xấu và các yếu tố bất lợi khác, chẳng hạn như: Sử dụng ma túy, rượu và hút thuốc lá; ăn đồ ăn vặt, thức ăn nhanh, ăn nhiều đường; tiếp xúc với các chất độc hại; stress …
Yếu tố di truyền
Các gen ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sinh sản, bao gồm cả tuổi mãn kinh. Trên thực tế, bạn có thể mãn kinh sớm gấp sáu lần (trước 40 tuổi) nếu mẹ, chị gái hoặc bà của bạn cũng như vậy. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford gần đây đã phát hiện ra mối liên hệ giữa các dấu hiệu di truyền nhất định và mức độ hormone cho thấy tuổi thọ sinh sản của chúng ta gần như cố định bởi sự di truyền từ gia đình.
3. Cải thiện chất lượng trứng nên làm gì?
Chế độ ăn uống cân bằng, khoa học.
Việc này có vai trò quan trọng nhất đối với chất lượng hoạt động hệ thống sinh sản nữ. Cần bổ sung các chất tăng cường, các nguyên tố đa lượng và vi lượng từ chế độ ăn, từ viên uống bổ sung. Axit béo omega-3, inositol là những chất quan trọng để cải thiện chất lượng trứng.
Hoạt động thể chất thường xuyên.
Hoạt động thể chất vừa phải cũng có tác động có lợi đến chất lượng của tế bào trứng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thừa cân là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào trứng. Vì vậy, giảm và ổn định trọng lượng cơ thể là một trong những yếu tố chính hình thành môi trường thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tế bào trứng. Hoạt động thể chất hợp lý, tích cực làm tăng tốc độ trao đổi chất, bình thường hóa trọng lượng cơ thể, đồng thời tối ưu hóa hoạt động của các tuyến bài tiết bên trong cơ thể, tác động trực tiếp đến chất lượng trứng.
Cải thiện lối sống phi khoa học và tiêu cực.
Sự hiện diện của các thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, bao gồm cả các tế bào trứng, dễ gây đột biến gen, đột biến NST. Việc sử dụng rượu, ma túy và hút thuốc làm giảm đáng kể cơ hội thụ thai và gây ra những bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn nên từ bỏ những thói quen này, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mang thai.
Tránh căng thẳng.
Căng thẳng, mất ngủ, suy nhược thần kinh làm giảm sức đề kháng miễn dịch của cơ thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng trứng.
Trên đây là những thông thông tin để cải thiện chất lượng buồng trứng nên làm gì. Chất lượng trứng sẽ giảm dần theo thời gian. Chính vì vậy, hãy lên kế hoạch mang thai càng sớm càng tốt. Điều này giúp bạn có thai kỳ thuận lợi và khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?