Có một thai kỳ khoẻ mạnh là điều mà tất cả các mẹ bầu đều mong muốn. Khi mang thai hệ miễn dịch của người phụ nữ sẽ kém hơn so với người bình thường. Do đó việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trước, trong khi mang thai rất cần được quan tâm. Chính vì vậy, để có thai kỳ khoẻ mạnh, chuẩn bị nền tảng sức khoẻ tốt trước khi mang thai là điều cần thiết. Tiêm ngừa vắc-xin trước khi mang thai là sự lựa chọn của nhiều phụ nữ hiện nay. Hiện nay, có rất nhiều loại vắc-xin. Vậy có cần tiêm vắc-xin cúm trước khi chuyển phôi không?
🍄Ngày 14/12/2023: Cuốn sách Rối Loạn Chức Năng Sinh Sản Ở Nam Giới – Nguyên nhân và điều trị.
🍄Ngày 15/08/2023: Hormone Progesterone là gì?
🍄Ngày 14/08/2023: Siêu âm bơm nước buồng tử cung được thực hiện vào thời điểm nào?
🍄Ngày 11/08/2023: Khi nào cần áp lạnh viêm lộ tuyến cổ tử cung?
🍄Ngày 09/08/2023: Khi nào nam giới nên khi khám hiếm muộn?
🍄Ngày 12/08/2023: Tinh dịch màu vàng có nguy hiểm không?
🍄Ngày 14/12/2023: Ngồi máy tính nhiều có bị vô sinh không?
Cúm là gì? Sự cần thiết của tiêm phòng vắc-xin cúm
Các bệnh lý mẹ bầu có thể nhiễm trong khi mang thai
Mang thai là thời điểm mà hệ thống miễn dịch của cơ thể của người mẹ kém hơn bình thường. Đặc biệt, những căn bệnh mắc phải sẽ nặng hơn và dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Các bác sĩ khuyến cáo với các mẹ nên tiêm ngừa trước khi mang thai là thực sự cần thiết:
- Mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường vì hệ miễn dịch hoạt động kém làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và tiến triển bệnh nặng cũng cao hơn so với những đối tượng khác
- Thai nhi nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và phòng tránh nguy cơ bệnh tật trong những năm tháng đầu đời.
Một số căn bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi như:
- Bệnh sởi
- Quai bị
- Rubella
- Thủy đậu
- Cúm
- Viêm gan B.
Sự cần thiết của tiêm phòng vắc-xin cúm
Cúm là một căn bệnh khá phổ biến mà hầu như ai cũng đều dễ mắc phải. Đặc biệt vào lúc thời tiết giao mùa. Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu khi bị cúm kéo dài có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vậy nên biện pháp tốt nhất để phòng ngừa chính là tiêm vắc- xin phòng cúm trước khi mang thai để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Do đó, tiêm phòng cúm là một việc làm quan trọng và cần thiết.
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu khi bị cúm có thể gây ra dị tật ở thai nhi. Vậy nên biện pháp tốt nhất để phòng ngừa chính là tiêm vắc- xin phòng cúm trước khi mang thai.
Thêm vào đó, trong một nghiên cứu các chuyên gia đã chỉ ra rằng những bà mẹ khi tiêm phòng cúm thì giảm hẳn nguy cơ mắc bệnh ho gà – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cho bà bầu và trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, việc tiêm phòng cúm từ mẹ có thể giúp truyền các kháng thể cho thai nhi. Do trẻ dưới 6 tháng chưa thể được tiêm chủng ngừa cúm nên việc được chủng ngừa gián tiếp qua mẹ sẽ giúp trẻ sẽ được bảo vệ khỏi các chủng cúm tới vài tháng đầu sau sinh.
Có cần tiêm vắc-xin cúm trước khi chuyển phôi không?
Theo khuyến cáo của các tổ chức sức khỏe sinh sản hàng đầu cho biết, tất cả những người đủ điều kiện sức khỏe nên thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh theo khuyến cáo, bất kể đang ở trong giai đoạn nào của quá trình điều trị IVF. Nếu một cặp vợ chồng lo lắng về việc tiêm vắc xin có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị thì có thể tham vấn với bác sĩ Hỗ trợ sinh sản để được tư vấn chi tiết.
Hành trình điều trị của mỗi người là khác nhau, có thể vài tháng, thậm chí cả năm. Vì vậy, chuẩn bị một nền tảng sức khoẻ tót rất quan trọng. Cho dù quá trình điều trị IVF thuận lợi và người phụ nữ mang thai thành công thì vẫn có thể đối mặt với những nguy cơ trong thai kỳ nếu không được tiêm vắc xin.
Chị em có thể tiêm vắc xin cúm trước khi chuyển phôi, tiêm trước khi có thai 1 tháng. Lưu ý: Chị em có thể tiêm vắc xin cúm trước khi có thai hoặc tiêm vào 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ.
Những lưu ý trước khi tiêm vắc-xin:
- Tiêm ngừa trước khi mang thai đúng theo các quy định về an toàn tiêm chủng.
- Không tiêm phòng khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và có các dấu hiệu bất thường như: Sưng đỏ chỗ tiêm, đau hoặc ngứa quanh chỗ tiêm.
- Theo dõi tình hình sức khỏe sau tiêm chủng khoảng 24 – 48 giờ.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?