Buồng trứng được xem là “gia tài” vô giá mà cha mẹ ban tặng cho những người phụ nữ. Từ khi còn là bào thai, buồng trứng của bé gái đã có sẵn. Dữ trữ buồng trứng hữu hạn trong cơ thể. Khi đến tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, các nang noãn bắt đầu phát triển, phóng noãn. Và theo đó, các nang trứng lần lượt “một đi không trở lại” theo chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên hiện nay, nhiều chị em vẫn có một số lầm tưởng về buồng trứng ở người phụ nữ. Vậy đó là điều gì?
🦠Ngày 22/05/2024: Không có tinh trùng do nguyên nhân nào gây ra?
🦠Ngày 21/05/2024: Niềm hy vọng cho bệnh nhân chi có phôi ngày 3!
🦠Ngày 20/05/2024: Hành trình 4 năm để có được những thiên thần đáng yêu, khoẻ mạnh!
🦠Ngày 21/05/2024: Hội chứng triple X là gì?
🦠Ngày 17/05/2024: Các bệnh lý di truyền liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể.
🦠Ngày 20/05/2024: Nên ăn uống như thế nào trong thời kỳ kích trứng IVF để đạt hiệu quả?
Dự trữ buồng trứng là gì?
AMH (Anti – Mullerian Hormone) là loại hormon tiết trực tiếp từ tế bào hạt của nang buồng trứng, cho biết số nang noãn hiện có trong buồng trứng người phụ nữ. Chỉ số AMH được xem là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng với các đặc điểm:
- Cao nhất khi 25 tuổi và có xu hướng giảm dần theo độ tuổi;
- Không bị thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt;
- Là yếu tố đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng, tiên lượng khả năng sinh sản của người phụ nữ hiện tại và trong tương lai.
Ở phụ nữ, khả năng dự trữ buồng trứng càng tốt thì khả năng sinh sản càng tốt.
AMH mang lại giá trị gì?
Xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng AMH mang lại những giá trị sau:
- Đánh giá mức độ lão hóa buồng trứng;
- Tiên lượng khả năng sinh sản phụ nữ;
- Tiên lượng tuổi mãn kinh;
- Dự đoán tổn thương buồng trứng sau điều trị ung thư, phẫu thuật.
Mối liên quan giữa dự trữ buồng trứng và khả năng sinh sản?
Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml. Ngoài ra, nồng độ AMH cao hơn giá trị trên cũng quan sát thấy ở những phụ nữ buồng trứng đa nang.
- Tối ưu cho khả năng sinh sản: 4,0-6,8 ng/ml
- Đạt yêu cầu cho khả năng sinh sản: 2,2-4,0 ng/ml
- Khả năng sinh sản thấp: 0,3-2,2 ng/ml
- Khả năng sinh sản rất thấp: <0,3 ng/ml
- Mức cao: >6,8 ng/ml.
Ngoài ra, dựa vào kết quả AMH bác sĩ có thể ra các chỉ định xét nghiệm khác giúp bệnh nhân phát hiện ra các vấn đề liên quan ung thư buồng trứng khi có một kết quả AMH cao bất thường.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số AMH?
- Độ Tuổi: Tuổi càng cao thì dự trữ buồng trứng càng thấp
- Tình trạng hút thuốc, uống rượu: Lối sống không lành mạnh, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích ảnh hưởng tới chỉ số AMH.
- Tình trạng béo phì
- Buồng trứng đa nang
- Sử dụng thuốc tránh thai: có thể làm giảm số lượng nang noãn hiện có ở buồng trứng, khiến chỉ số AMH giảm.
- Hóa trị, xạ trị
- Phẫu thuật một hoặc cả hai buồng trứng…
Một số lầm tưởng về dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Phụ nữ từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong cơ thể. Khi đến tuổi dậy thì, số lượng nang noãn sẽ giảm dần theo thời gian tuỳ vào cơ thể mỗi người. Tuy nhiên hiện nay một số lầm tưởng về dự trữ buồng trứng vẫn xảy ra ở một số chị em phụ nữ. Khi đó, khả năng sinh sản của họ bị ảnh hưởng do việc thăm khám và điều trị quá muộn.
Hiểu lầm 1: Chỉ có phụ nữ lớn tuổi mới bị suy buồng trứng
Đây là một quan niệm sai lầm cần thay đổi. Hiện nay, tình trạng bệnh nhân bị suy buồng trứng gặp tại Viện rất nhiều. Đáng lo ngại là xu hướng suy buồng trứng sớm ngày càng gia tăng ở những phụ nữ trước 30 tuổi.
Nhiều trường hợp khi đến khám hiếm muộn có dự trữ buồng trứng dưới 0,1 mặc dù còn rất trẻ tuổi. Những thống kê gần đây cho thấy không ít trường hợp phụ nữ ở độ tuổi 30, thậm chí 20 đã suy buồng trứng.
Đây là một thực trạng đáng báo động hiện nay về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ.
Hiện nay vẫn chưa có cách nào có thể phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng. Với những phụ nữ được chẩn đoán suy buồng trứng sớm, điều mà họ phải đối mặt là thời gian sinh sản bị rút ngắn lại và đối mặt với nguy cơ bị vô sinh cao hơn so với phụ nữ bình thường.
Không chỉ là vấn đề về sức khoẻ sinh sản, khi buồng trứng không còn hoạt động nữa, thiếu hormone nội tiết nữ, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, các bệnh lý về tim mạch… Hiện không có cách nào phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng. Mà chỉ có thể điều trị triệu chứng bệnh.
Hiểu lầm 2: Uống thuốc có thể giúp tăng dự trữ buồng trứng
Nhiều bệnh nhân đã nhắn tin hỏi bác sĩ tại Viện: “Bác sĩ ơi, em nghe nói có loại thuốc uống để tăng AMH. Em muốn mua để tăng AMH”. Bác sĩ tại Viện Mô phôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi với nội dung tương tự như vậy.
Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết của một số chị em hiếm muộn, một số đối tượng đã bất chấp, quảng cáo và bán các loại thuốc được cho là làm tăng chỉ số AMH.
Chỉ số AMH là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng của cơ thể hay hiểu đơn giản là phản ánh số lượng nang trứng còn lại ở hai bên buồng trứng. Chỉ số này giảm dần theo độ tuổi và không có thuốc tăng chỉ số AMH.
Hiểu lầm 3: Chưa sinh con thì không thể hết trứng
Ở xã hội hiện đại, xu hướng kết hôn và sinh con muộn ngày càng tăng. Nguyên nhân có thể do khách quan hoặc chủ quan. Và nhiều chị em chủ quan nghĩ rằng, họ chưa sinh con thì trứng vẫn còn, không thể hết trứng được.
Đây cũng là một quan niệm sai lầm về dự trữ buồng trứng ở phụ nữ. Dự trữ buồng trứng chịu tác động từ nhiều yếu tố như tuổi tác, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học… Có một số trường hợp khám tiền hôn nhân tại Viện gặp tình trạng dự trữ buồng trứng cạn kiệt. Đây là vấn đề gây nhiều khó khăn khi mang thai ở phụ nữ. Do vậy hiện nay, khi chưa kết hôn và có ý định sinh con các chị em có thể lựa chọn phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản bằng cách trữ trứng chủ động.
Trữ trứng là kỹ thuật bảo quản noãn trong điều kiện lạnh sâu bằng hơi ni-tơ hoặc ni-tơ lỏng, trong thời gian dài để sử dụng về sau.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!