Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi sau khi nuôi cấy sẽ được chuyển trở lại buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân sẽ được hẹn xét nghiệm beta hCG để xác định tình trạng mang thai. Khi phôi làm tổ sẽ tiết ra hormone hCG. Hormone sẽ được phát hiện khi làm xét nghiệm beta hCG. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chuyển phôi không thành công. Phôi thai không làm tổ và quá trình điều trị thất bại. Vậy nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
🔥Ngày 24/10/2024: Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì có đáng lo ngại không?
🔥Ngày 23/10/2024: Có những phương pháp nào để đánh giá dự trữ buồng trứng hiện nay?
🔥Ngày 23/10/2024: Đã cắt bỏ một vòi trứng thì có cơ hội mang thai không?
🔥Ngày 21/10/2024: Chi phí chuyển phôi trữ tại Viện là bao nhiêu?
🔥Ngày 22/10/2024: Viện Mô phôi có điều trị cho mẹ đơn thân không?
Sau chuyển phôi bao lâu nên thử thai?
Chuyển phôi được xem là bước cuối cùng trong quá trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi sau khi nuôi cấy trong phòng Labo sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người mẹ. Bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh. Tại Viện Mô phôi hiện nay, bệnh nhân chủ yếu được chuyển phôi đông lạnh.
Khi nào bệnh nhân được thực hiện chuyển phôi?
Đối với chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được chuyển phôi trong chu kỳ kích trứng. Đối với chuyển phôi trữ, bệnh nhân cần trải qua quá trình chẩn bị nội mạc tử cung.
Khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bệnh nhân sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên, phôi sẽ được rã đông.
- Đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm. Siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên siêu âm.
- Các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
Sau chuyển phôi mấy ngày nên thử thai?
Đối với chuyển phôi ngày 3, bệnh nhân nên thử thai sau 14 ngày chuyển phôi. Đối với chuyển phôi ngày 5, ngày 6, bệnh nhân nên thử thai sau 12-14 ngày chuyển phôi.
ĐỌC THÊM: Bệnh tan máu bẩm sinh do nguyên nhân nào gây ra?
Có nhiều bệnh nhân thực hiện thử thai bằng que thử thai tại nhà. Nhưng việc thử thai bằng que có thể không chính xác. Chất lượng que thử thai không được kiểm soát chặt chẽ nên có thể dẫn đến việc gây ra dương tính giả hoặc âm tính giả kết quả. Vì vậy, xét nghiệm máu là phương pháp chính xác nhất để xác định xem có thai hay không. Việc xác định hormone beta hCG ở các thời điểm khác nhau cũng có ý nghĩa trong việc theo dõi sự phát triển của thai. Và chúng ta cũng không nên làm xét nghiệm máu quá sớm, cứ đợi đến ngày 12 thử máu sẽ có kết quả chính xác nhất.
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chỉ số beta hCG bao nhiêu là có thai?
- Nồng độ beta hCG ở phụ nữ không có thai < 5 mIU/mL
- Ở phụ nữ có thai > 25 mIU/mL
- Beta nằm trong khoảng từ 5-25 mIU/mL cần theo dõi thêm và xét nghiệm lại sau 2 đến 3 ngày để xác định chính xác.
Sau khi xét nghiệm beta hCG theo lịch hẹn và có kết quả không có thai, bệnh nhân sẽ được dừng thuốc.
Nguyên nhân nào khiến phôi thất bại làm tổ?
Nguyên nhân gây thất bại làm tổ có thể do phôi, do vấn đề tiếp nhận của niêm mạc tử cung, bệnh lý toàn thân của người mẹ…
Chất lượng phôi
Khả năng đến 80% là do phôi bị lỗi. Phôi lỗi thông tin di truyền, yếu, kém. Việc phân loại phôi tốt – trung bình – xấu, hay loại 1-2-3 không chắc chắn cho việc có thai. Không phải cứ loại 1 là sẽ có thai. Hoặc không phải cứ loại 3 là không có thai.
Phôi lỗi thường do mẹ tuổi cao và/hoặc trứng kém (chiếm tới 80% cấu thành chất lượng phôi), do tinh trùng lỗi (xấu hình dạng, di động yếu, hoặc tinh trung thu thạp từ thủ thuật và/ hoặc bố tuổi cao, phân mảnh ADN nhiều). Bố mẹ có bất thường di truyền như đột biến nhiễm sắc thể (chuyển đoạn, đảo đoạn,…), bệnh lý về gen di truyền khác.
Sự tiếp nhận của niêm mạc tử cung đối với phôi
Có các bệnh nhân, mặc dù có phôi chất lượng tốt, niêm mạc tử cung hình thái đẹp trên siêu âm, đã khảo sát qua nội soi buồng tử cung bình thường, tuy nhiên vẫn không đậu thai sau chuyển phôi. Vấn đề có thể nằm ở bất thường sự tiếp nhận phôi – niêm mạc tử cung. Một khía cạnh nhỏ trong bất thường này là lệch cửa sổ làm tổ.
Quá trình này có thể giải thích đơn giản như sau: để phôi thai bám và phát triển trong buồng tử cung thì phôi phải được chuyển vào tử cung ở giai đoạn niêm mạc tử cung có khả năng tiếp nhận phôi. Giai đoạn này có thể khác nhau ở từng bệnh nhân.
Hiện nay, có nhiều kỹ thuật, liệu pháp tiên tiến giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung. Trong đó, sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là phương pháp hiện đại đang được áp dụng tại Viện Mô phôi để cải thiện khả năng tiếp nhận phôi của niêm mạc tử cung.
Bất thường tại tử cung
- Polyp buồng tử cung
- U xơ tử cung
- Dính buồng tử cung
- Sẹo khuyết vết mổ dịch buồng tử cung
- Tử cung bất thường hay vách ngăn tử cung,..
Hầu hết các bệnh nhân này không có triệu chứng hoặc có triệu chứng đau bụng, rong kinh, rong huyết. Khám phát hiện qua siêu âm, siêu âm bơm nước buồng tử cung hay nội soi chẩn đoán. Những nguyên nhân này gây cản trở phôi làm tổ trong buồng tử cung do gây phản ứng viêm hoặc kích thích co bóp tử cung.
Bất thường về các yếu tố miễn dịch
Có những phụ nữ tự sản xuất ra kháng thể kháng lại những phức hợp tế bào của chính cơ thể mình. Những kháng thể tự miễn này có liên quan đến sự sản xuất các kháng thể kháng Phospholipid, kháng giáp trạng, và kháng buồng trứng. Tất cả các yếu tố này nếu như được tiết ra quá mức sẽ phá huỷ lớp tế bào nuôi của phôi dẫn đến thất bại làm tổ.
Sức khỏe, tâm lý của người mẹ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm lý của người mẹ tác động đến tất cả các khâu trong quá trình làm IVF. Đặc biệt, stress khiến nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng trứng, chất lượng niêm mạc tử cung…
Thất bại làm tổ đáng tiếc lại là điều vẫn thường xảy ra trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Việc tìm kiếm nguyên nhân đôi lúc thật khó khăn và khiến bệnh nhân dễ bỏ cuộc. Thế nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân đã thành công ở lần chuyển phôi thứ 4, thứ 5. Vì vậy, tâm lý bệnh nhân là yếu tố rất quan trọng để quá trình điều trị được tiếp tục và thuận lợi.
Bài viết liên quan
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12
Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?
Niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát ...
Th12
Chuyển phôi có gây mê không?
Điều trị thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng thời gian có nhiều lo lắng ...
Th12