Polyp buồng tử cung là tình trạng hay gặp phải hiện nay ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đa số polyp buồng tử cung là lành tính. Tuy nhiên, sẽ là bệnh lý nguy hiểm có thể gây vô sinh ở nữ giới nếu không điều trị đúng cách. Polyp buồng tử cung hình thành do nguyên nhân gì? Polyp buồng tử cung có nên cắt không? Mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
🌳Ngày 19/06/2023: Chế độ ăn uống khi kích trứng làm IVF
🌳Ngày 17/06/2023: Làm sao biết tinh trùng yếu hay khoẻ?
1. Nguyên nhân gây polyp buồng tử cung là gì?
Polyp buồng tử cung là gì?
Polyp buồng tử cung hay còn được gọi là polyp nội mạc tử cung là bệnh hình thành do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Sự phát triển quá mức của các tuyến hay mô đệm nội mạc sẽ dẫn đến hình thành các cấu trúc polyp sa xuống lòng tử cung.
Kích thước polyp có thể từ vài milimet đến vài centimet. Số lượng có thể một hoặc nhiều, cấu tạo có cuống hoặc không có cuống. Và chúng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong lòng buồng tử cung.
📍📍📍Bạn nên biết: Những thói quen dễ gây vô sinh ở nữ giới
Một người có thể có một hay nhiều polyp (còn được gọi là đa polyp). Polyp thường phát triển trong buồng tử cung, nhưng đôi khi chúng có thể trượt ra ngoài qua cổ tử cung và nhô vào âm đạo.
Các triệu chứng thường gặp khi có polyp
- Xuất huyết tử cung trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc sau khi đã mãn kinh.
- Xuất huyết tử cung bất thường giữa chu kỳ.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
- Hiếm muộn.
Nguyên nhân gây polyp buồng tử cung là gì?
Cho đến hiện nay, nguyên nhân chính xác hình thành nên polyp buồng tử cung vẫn chưa được xác định cụ thể. Dưới đây là một số yếu tố liên quan mật thiết đến sự hình thành các polyp.
Do nồng độ hormone estrogen tăng cao
Mặc dù hormone estrogen là nội tiết tố quan trọng với phụ nữ nhưng nếu lượng hormone này trong cơ thể tăng lên một cách nhanh chóng thì đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến hình thành polyp nội mạc tử cung. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, hormone estrogen tăng nhanh trong thời gian ngắn cùng với nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao là nguyên nhân dẫn đến hình thành polyp nội mạc tử cung.
Do lạc nội mạc tử cung
Bình thường, đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, lớp niêm mạc tử cung đã được làm dày lên sẽ bong tróc và thoát ra ngoài. Tuy nhiên, có trường hợp niêm mạc tử cung không được đưa ra ngoài mà nằm lại trong tử cung và dần hình thành khối polyp, hay còn gọi là bệnh lạc nội mạc tử cung.
Do hậu quả của nạo phá thai không an toàn
Tình trạng sót nhau thai sau khi nạo thai có thể là nguyên nhân dẫn đến hình thành polyp. Bên cạnh đó, dị tật sót lại sau phẫu thuật ở tử cung cũng có thể gây hình thành polyp.
Do viêm nhiễm phụ khoa mạn tính
Viêm nhiễm phụ khoa rất phổ biến và thường tái nhiễm ở phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có gia đình. Nhất là khi viêm nhiễm kéo dài, niêm mạc tử cung cũng bị ảnh hưởng, không đạt đến độ dày nhất định trong chu kỳ, đẩy nhanh quá trình tăng sinh tế bào niêm mạc tử cung. Đây là điều kiện thuận lợi cho polyp nội mạc tử cung hình thành và phát triển.
2. Polyp buồng tử cung có nên cắt không?
Polyp nội mạc tử cung là những khối u lành tính nhưng theo thời gian, chúng có thể tăng kích thước và số lượng gây ra biến chứng cho sức khỏe như:
- Nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Gây thiếu máu mạn tính
- Nguy cơ tiến triển thành ung thư
Nếu polyp nội mạc tử cung có kích thước nhỏ (nhỏ hơn 10 mm), không có triệu chứng lâm sàng thì người bệnh chỉ cần điều trị bảo tồn. Cùng với đó, cần thường xuyên thăm khám để kiểm tra sự phát triển của polyp.
Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong hầu hết trường hợp polyp nội mạc tử cung cần điều trị như:
- Có triệu chứng bệnh,
- Kích thước polyp lớn,
- Khối u thò ra ngoài cổ tử cung gây hiếm muộn, vô sinh,…
Hai phương pháp phẫu thuật chủ yếu hiện nay gồm nội soi cắt polyp buồng tử cung, cắt bỏ tử cung hoàn toàn với các trường hợp không còn nhu cầu sinh nở,…
Như vậy polyp buồng tử cung có nên cắt hay không sẽ tuỳ từng bệnh nhân cụ thể. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng bệnh nhân cần được theo dõi. Đặc biệt là bệnh nhân đang điều trị vô sinh hiếm muộn.
Bài viết liên quan
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Rối loạn chuyển hoá chu trình urê ở trẻ em
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh – một trong những bệnh lý có nguy cơ gây ...
Th12
Sảy thai liên tiếp và những điều cần biết
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của mỗi ...
Th12
Chi phí điều trị bơm IUI tại Viện Mô phôi
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Quy trình điều trị IVF tại Viện Mô phôi
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ kỹ thuật thụ ...
Th11
Hội chứng siêu nữ 47XXX
Người bình thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) 23 cặp, trong đó có 22 ...
Th11