Từ năm 1978, em bé IVF đầu tiên trên thế giới chào đời. Từ đó đến nay, IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới được làm mẹ. Có rất nhiều trường hợp điều trị IVF thành công nhưng vẫn còn nhiều phôi dư. Không còn nhu cầu mang thai và sinh thêm, việc quyết định nên làm thế nào với số phôi còn lại trở thành một vấn đề khá nan giải. Nhiều trường hợp bệnh nhân quyết định tiếp tục lưu trữ phôi. Nhưng cũng có những trường hợp muốn được hiến phôi mà chưa biết quy trình như thế nào. Dưới đây là những quy định về hiến phôi trong điều trị IVF hiện nay tại Việt Nam.
♨️Ngày 28/08/2024: Hormone prolactin có vai trò gì?
♨️Ngày 26/04/2023: Làm gì để tăng khả năng làm tổ của phôi?
♨️Ngày 25/04/2023: Làm gì khi beta hCG thấp?
♨️Ngày 24/04/2023: Thai ngoài tử cung có sinh được không?
♨️Ngày 21/04/2023: PGT-M là gì?
♨️Ngày 20/04/2023: Chuyển phôi ngày 6 có tốt hơn phôi ngày 5 không?
♨️Ngày 27/08/2024: Chuyển một phôi đậu hai em bé!
Phôi thai trong điều trị IVF được tạo thành như thế nào?
Phôi người là sự kết hợp giữa tinh trùng của người bố và noãn của người mẹ. Nuôi cấy phôi là quá trình diễn ra bắt đầu từ thời điểm trứng của người vợ được thụ tinh thành công với tinh trùng của người chồng trong phòng Lab. Trong thụ tinh ống nghiệm, sau khi kích thích buồng trứng 10-12 ngày, noãn và tinh trùng sẽ được tạo thành phôi trong phòng Labo (phôi ngày 3 hoặc phôi ngày 5, ngày 6).
Sự phát triển của phôi trước khi làm tổ có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn phôi phân chia, đặc trưng bằng sự phân chia đơn giản và liên tục của các phôi bào;
- Giai đoạn phôi dâu, đặc trưng bằng sự kết khối và tăng mối liên kết thông tin giữa các phôi bào lân cận;
- Giai đoạn hình thành phôi nang, đặc trưng bằng sự hình thành nang chứa dịch ở giữa phôi và sự biệt hoá của các tế bào.

Khoảng 24 giờ sau thụ tinh, hợp tử bắt đầu lần phân bào đầu tiên. Phân bào lần 2 diễn ra khoảng 40 giờ sau thụ tinh. Vào ngày thứ 3, phôi có khoảng 6-12 tế bào và vào ngày 4, phôi có từ 16-32 tế bào.
Phôi dâu hình thành cuối giai đoạn nén. Lúc này, phôi dâu là một khối tế bào hình cầu. Sau đó, bên trong phôi dâu bắt đầu hình thành các khoang chứa dịch, lúc này phôi ở giai đoạn 16-32 tế bào.
Khi khoang chứa dịch được hình thành, phôi bước vào giai đoạn phôi nang. Các khoang này phát triển nhanh và lớn dần tạo thành một khoang lớn giữa phôi. Còn ngoài cùng là một lớp tế bào dẹt, lớn gọi là lớp tế bào lá nuôi (Trophectoderm – TE). Và tại một điểm ở mặt trong của lớp tế bào này có một khối tế bào riêng biệt. Đó gọi là khối tế bào bên trong (Inner Cell Mass – ICM) của phôi nang.
Những quy định về hiến phôi trong điều trị IVF
Xử lý phôi dư sau điều trị thụ tinh trong ống nghiệm
Tại Viện, nhiều trường hợp sau khi đã sinh con thành công nhờ IVF, không còn nhu cầu sinh thêm. Những trường hợp này có phôi dư lưu trữ tại Viện không còn nhu cầu sử dụng. Việc quyết định nên làm thế nào với số phôi còn lại trở thành một vấn đề khá nan giải.
Hiện nay có nhiều phương án đối với phôi dư sau điều trị IVF như:
- Tiếp tục lưu trữ tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản
- Huỷ phôi
- Hiến phôi cho nghiên cứu khoa học hoặc hiến phôi cho cặp vợ chồng khác có mong muốn sinh con.
Quy định hiến phôi theo pháp luật
Hiến phôi là một hành động nhân đạo xuất phát từ sự đồng thuận và tự nguyện của vợ chồng người hiến tặng với số phôi của mình sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Theo quy định tại Điều 6, Chương II, Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:
1. Cặp vợ chồng sau khi có con bằng kỹ thuật IVF, nếu không có nhu cầu sử dụng số phôi còn dư thì có thể tặng lại cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với sự đồng ý của cả vợ và chồng thông qua hợp đồng tặng, cho.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được phép sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho quy định tại Khoản 1 Điều này để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Phôi của người cho theo quy định tại Khoản 1 Điều này được sử dụng cho một người. Nếu không sinh con thành công thì mới được sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì phôi còn lại phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm nghiên cứu khoa học.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cho phép sử dụng phôi dư theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Như vậy:
- Việc hiến tặng phôi cho cặp vợ chồng khác có nhu cầu mang thai phải xuất phát từ sự đồng thuận của cả hai vợ chồng người hiến phôi.
- Mẫu phôi lưu trữ của người hiến tặng sẽ chỉ được hiến cho một cặp vợ chồng. Nếu họ đã mang thai và sinh con thành công, toàn bộ số phôi còn lại (nếu có) đều sẽ bị hủy đi hoặc hiến tặng cho mục đích nghiên cứu khoa học
- Việc hiến tặng phôi sẽ tuân theo nguyên tắc vô danh giữa người hiến và người nhận.
Bài viết liên quan
Tiêm kích trứng như thế nào để đạt hiệu quả?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn khởi đầu cho hành trình điều trị hiếm ...
Th7
Bảng giá Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Viện
Năm 2001 đánh dấu một mốc mới trong chặng đường phát triển của Viện Mô ...
Th6
Một số dấu hiệu bệnh Thalassemia ở trẻ em
Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay bệnh tan máu bẩm sinh. ...
Th6
Tỷ lệ thành công như thế nào khi chuyển phôi ngày 5?
Nuôi phôi dài ngày hiện nay là xu hướng của các trung tâm hỗ trợ ...
Th6
Chi phí canh niêm mạc chuyển phôi khoảng bao nhiêu tiền?
Niêm mạc tử cung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự làm tổ ...
Th6
Quy trình kích trứng IVF tại Viện Mô phôi
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th6