Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?

Anh chup Man hinh 2024 11 26 luc 15.04.57

Niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát triển của thai. Để phôi thai làm tổ thuận lợi, độ dày niêm mạc phải nằm trong giới hạn lý tưởng. Độ dày của niêm mạc tử cung thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Trong quá trình chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi, một số bệnh nhân niêm mạc quá dày. Điều này sẽ kéo dài thời gian điều trị của bệnh nhân. Vậy khi niêm mạc tử cung dày ảnh hưởng như thế nào đến quá trình làm tổ của phôi? Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?

🌱Ngày 08/05/2024: Các bước điều trị thụ tinh trong ống nghiệm như thế nào?

🌱Ngày 05/04/2024: Điều gì sẽ xảy ra vào ngày chọc hút trứng? 

🌱Ngày 04/04/2024: Khi nào cần bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân? 

🌱Ngày 05/04/2024: AMH thấp có làm IVF được không?

🌱Ngày 03/04/2024: Nguy cơ khi chuyển phôi khảm là gì?

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng niêm mạc quá dày?

Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Độ dày niêm mạc tử cung trong từng giai đoạn như thế nào?

Dưới đây là chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung bình thường ở từng giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 1- ngày thứ 4): chỉ số tiêu chuẩn là 2-4mm.
  • Giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 4- ngày thứ 14): chỉ số tiêu chuẩn là 6-10mm.
  • Giai đoạn chế tiết của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 15- ngày thứ 28): chỉ số tiêu chuẩn là 12- 16mm.

Nếu không có thai nhi đến làm tổ thì lớp niêm mạc này bong ra tạo thành kinh nguyệt.

Vai trò của niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng với quá trình thụ thai và bảo vệ thai ở nữ giới.

Mỗi tháng, dưới ảnh hưởng của các hormone nội tiết, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn. Đây là sự chuẩn bị cho cơ thể nếu diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.

Khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi thai, lớp niêm mạc tại tử cung dày lên, đóng vai trò đặc biệt với tên gọi là “màng rụng” thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phôi thai, nhau thai phát triển bình thường.

Trong trường hợp không có sự thụ tinh diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tự bong, gây hiện tượng hành kinh. Sau khi hành kinh kết thúc, lớp niêm mạc tiếp tục được tái tạo và dày trở lại.

Khi nào được gọi là niêm mạc tử cung dày?

Niêm mạc tử cung dày là tình trạng tăng sinh niêm mạc tử cung, được chẩn đoán khi ngày đầu chu kỳ kinh niêm mạc dày >9mm hoặc niêm mạc dày >4mm ở phụ nữ mãn kinh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng niêm mạc dày:

Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn nội tiết. Lượng estrogen được sản xuất quá nhiều nhưng lại thiếu hụt progesterone trong cơ thể. Từ đó dẫn đến phát triển nhanh và quá mức của lớp niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc này không bị bong ra và tiếp tục phát triển dưới sự tác động của estrogen dẫn đến tăng sản nội mạc. Khi đó làm lớp nội mạc tử cung dày lên. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn, tiền mãn kinh, sử dụng thuốc chứa estrogen liên tục… rất dễ gặp phải tình trạng này.

Ngoài nguyên nhân đến từ yếu tố hormone, niêm mạc tử cung dày có thể do một số yếu tố sau đây:

  • Béo phì;
  • Hút thuốc (chủ động và thụ động);
  • Điều trị thuốc Tamoxifen.
  • Bệnh lý: polyp buồng tử cung, quá sản niêm mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung…
  • Dậy thì sớm hoặc mãn kinh trễ hơn bình thường;
  • Người trên 35 tuổi;
  • Phụ nữ không mang thai;
  • Bệnh lý khác: tuyến giáp, túi mật…
Anh chup Man hinh 2024 11 26 luc 14.48.47
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nội mạc tử cung dày.

Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?

Độ dày niêm mạc bao nhiêu sẽ thuận lợi cho làm tổ của phôi?

Độ dày của lớp niêm mạc sẽ có sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Để đủ khả năng làm tổ và phát triển thuận lợi cho thai nhi, NMTC cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Độ dày niêm mạc dễ có thai nhất trong khoảng từ 8-12mm. Dưới 8mm được coi là niêm mạc mỏng và khó đậu thai và trên 14mm rất khó đậu thai.
  • Niêm mạc tử cung hình 3 lá trên siêu âm thì tỷ lệ có thai là cao nhất. Vì vậy, niêm mạc quá dày hay quá mỏng đều gây bất lợi cho quá trình làm tổ của thai nhi.
20200130 141011 260914 niemmactucung.max 1800x1800 1 e1684483831653
Hình ảnh niêm mạc 3 lá trên siêu âm.

Ảnh hưởng của niêm mạc tử cung dày như thế nào?

Niêm mạc tử cung dày lên là một hiện tượng sinh lý tự nhiên phụ thuộc vào sự thay đổi của các hormone trong cơ thể hoặc cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe.

Độ dày của niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ thai. Khi niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi. Do hàm lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ được sản xuất quá mức khiến cho lớp niêm mạc phát triển mạnh, dày lên và gây khó khăn trong quá trình thai nhi làm tổ. Khi niêm mạc quá dày ( > 20mm) có thể làm giảm khả năng tập trung và di chuyển của tinh trùng, cũng như làm giảm khả năng gắn kết của trứng thụ tinh vào niêm mạc tử cung. Chính vì thế, chị em cần để ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể để thăm khám, phát hiện và điều trị sớm tránh gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

Cần làm gì khi niêm mạc tử cung dày?

Nếu nội mạc tử cung quá dày có thể gây khó khăn trong việc mang thai. Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng này:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Như hoa quả, rau xanh, thịt trắng, ngũ cốc nguyên hạt, cá, đậu, hạt giống, chất béo không no,….Ngoài ra, cần hạn chế các đồ ngọt, thức ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống có cồn, và tránh ăn đồ chiên, nhiều dầu mỡ.
  • Tập thể dục thường xuyên. Thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn máu và giảm mỡ thừa trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ bệnh niêm mạc tử cung dày. Người bệnh có thể tập yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, hoặc tham gia các lớp thể dục như aerobic, zumba, hay dancing.
  • Giảm stress. Stress có thể gây ra tình trạng niêm mạc tử cung dày. Vì khi căng thẳng sẽ khiến cho người bệnh ăn uống không lành mạnh, hình thành những thói quen xấu như: thức khuya, bỏ bữa hay hút thuốc,… sẽ ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt diễn ra chậm hơn. Do đó, chị em cần phải có biện pháp giảm stress như tập yoga, tập palette, hay tham gia các hoạt động giải trí.
  • Điều trị bằng phương pháp y học thay thế. Các phương pháp y học thay thế như mát xa, châm cứu, hay điều trị bằng thảo dược thường được áp dụng để giảm các triệu chứng của niêm mạc tử cung dày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status