Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Béo phì không chỉ khiến cơ thể mất cân đối mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó phải kể đến vô sinh ở nam giới. Béo phì chính là một yếu tố quan trọng khiến tình trạng vô sinh nam ngày một tăng lên. Vậy tại sao béo phì gây vô sinh ở nam giới? Nam giới cần làm gì để hạn chế tình trạng béo phì?
⭕️Ngày 18/08/2023: Phương pháp nào xác định tắc vòi trứng?
⭕️Ngày 12/08/2023: Tinh dịch màu vàng có nguy hiểm không?
⭕️Ngày 20/07/2023: Tại sao không nên mổ thông vòi trứng khi bị tắc?
⭕️Ngày 03/08/2023: Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?
⭕️Ngày 04/08/2023: Teo tinh hoàn có gây vô sinh không?
⭕️Ngày 15/08/2023: Ăn gì để trứng phát triển tốt?
Tại sao béo phì gây vô sinh ở nam giới?
Béo phì ở nam giới
Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ quá mức ở 1 bộ phận hoặc toàn thân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tổ chức Y tế thế giới dùng chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index – BMI) để xác định tình trạng cân nặng của con người. BMI được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao:
BMI = Cân nặng / (chiều cao x chiều cao)
Vì vậy, để xem xét cơ thể nữ giới (từ 20 tuổi trở lên) có bị béo phì hay không bạn có thể dựa vào chỉ số cân nặng như sau:
- BMI < 16: Gầy độ III
- 16 ≤ BMI < 17: Gầy độ II
- 17 ≤ BMI < 18.5: Gầy độ I
- 18.5 ≤ BMI < 25: Bình thường
- 25 ≤ BMI < 30: Thừa cân
- 30 ≤ BMI < 35: Béo phì độ I
- 35 ≤ BMI < 40: Béo phì độ II
- BMI > 40: Béo phì độ III.

Hệ nội tiết sinh dục nam chủ yếu gồm LH (hormone luteinizing), FSH (hormone kích thích nang trứng báo hiệu cho tinh hoàn tạo ra tinh trùng và testosterone), androgen và testosterone. Đây đều là những hormone quan trọng giúp quá trình sinh tinh diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, đàn ông béo phì có thể bị mất cân bằng nội tiết tố khiến các hormone này tăng giảm bất thường, gây rối loạn quá trình sinh tinh, từ đó ảnh hưởng khả năng sinh sản. Tại Viện Mô phôi, tình trạng nam giới vô sinh có liên quan đến béo phì ngày càng gia tăng.
Tại sao béo phì gây vô sinh ở nam giới?
Giảm khả năng sinh tinh
Giảm chất lượng tinh trùng
Giảm khả năng hoạt động tình dục
Giải pháp dành cho nam giới béo phì
Giảm trọng lượng để tăng khả năng sinh sản là điều cần thiết nhất. Béo phì có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Vì vậy việc điều chỉnh lối sống là vô cùng quan trọng. Giảm cân 7% trọng lượng cơ thể, tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải trong 60 phút ít nhất 5 ngày mỗi tuần (trung bình) và chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh được khuyến khích để cải thiện khả năng sinh sản.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối:
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có quyết định quan trọng đến chỉ số cân nặng. Vì vậy, để khắc phục tình trạng béo phì đầu tiên phải xây dựng được chế độ ăn uống khoa học. Nên ăn các thực phẩm giúp kiểm soát tăng cân (rau củ quả nhiều vitamin, chất xơ, Ăn nhiều thực phẩm chứa protein…). Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây béo phì: đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,…
Tập thể dục, thể thao hàng ngày
Tăng cường vận động là cách giúp kiểm soát tình trạng béo phì ở nữ giới. Từ đó phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý rất hiệu quả. Vì vậy, mỗi ngày nên tập luyện ít nhất 30 phút để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bạn có thể luyện tập các bài tập giúp kiểm soát cân nặng tốt như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập tạ, yoga, bơi lội,… Trường hợp bạn không có thời gian để luyện tập hàng ngày thì ít nhất nên dành 2 buổi cuối tuần để thực hiện.
Bài viết liên quan
Vô sinh nam thứ phát
Những năm gần đây, tỷ lệ vô sinh thứ phát ngày càng tăng. Nguyên nhân ...
Th3
Hormone Testosterone có vai trò gì đối với nam giới?
Nếu hormone Estrogen được coi là hormone sinh lý nữ thì Testosterone được gọi là ...
Th3
Giang mai có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của nam giới?
Bệnh lây qua đường tình dục hiện nay là một trong những vấn đề thường ...
Th3
Xét nghiệm Halosperm là xét nghiệm gì?
Hiện nay, tình trạng vô sinh hiếm muộn đang ngày càng trẻ hoá và phức ...
Th3
Làm gì để cải thiện sức khỏe sinh sản ở nam giới?
Vô sinh hiện nay đang trở thành một vấn đề “nóng” trong xã hội. Tỷ ...
Th3
Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng tinh trùng
Chất lượng tinh trùng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản ...
Th2