Tử cung là cơ quan sinh sản rất quan trọng đối với người phụ nữ. Đây là nơi phôi thai sau khi đã thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi. Khi tử cung gặp bất thường, quá trình làm tổ của phôi thai sẽ gặp bất lợi. Tử cung hai sừng là một trong những trường hợp dị tật của tử cung. Vậy tử cung hai sừng là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Tử cung hai sừng có ảnh hưởng gì đến mang thai không? Viện Mô phôi xin được chia sẻ cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.
🍀Ngày 18/10/2023: Labo – Trái tim của đơn vị hỗ trợ sinh sản
🍀Ngày 17/10/2023: Bệnh nhân niêm mạc mỏng chuyển hai phôi thành công tại Viện Mô phôi.
🍀Ngày 17/10/2023: Cần làm gì để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF?
🍀Ngày 12/08/2023: Tinh dịch màu vàng có nguy hiểm không?
🍀Ngày 09/08/2023: Khi nào nam giới nên đi khám hiếm muộn?
🍀Ngày 16/08/2023: Viêm vùng chậu có gây vô sinh không?
1. Chức năng của tử cung
Tử cung là gì?
Tử cung còn gọi là dạ con, là một cơ quan trong hệ thống cơ quan sinh sản ở nữ giới, có hình dạng như quả lê lộn ngược. Bình thường tử cung dài khoảng 6-8cm, độ dày khoảng 2-3cm, chiều rộng khoảng 4-5cm. Tử cung không chỉ là nơi trứng thụ tinh và làm tổ, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt 40 tuần thai kỳ mà còn có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe phụ nữ.
Cấu tạo của tử cung
Tử cung được cấu tạo gồm các bộ phận như sau:
Đáy tử cung
Là phần trên cùng của tử cung, có hình dạng cong và khá rộng. Đáy tử cung có sừng ở hai bên, và là nơi vòi trứng thông với tử cung.
Thân tử cung
Là phần chính của tử cung có cấu tạo gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Mỗi lớp cơ sẽ có vai trò khác nhau, trong đó, cơ đan chéo, có chức năng co bóp và cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong quá trình sinh con.
Bên trong lòng tử cung có một lớp màng nhầy được gọi là nội mạc tử cung. Độ dày của lớp nội mạc này sẽ thay đổi theo biến đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Bình thường trứng sau khi thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc này và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, lớp nội mạc sẽ bong ra và được đưa ra ngoài cơ thể dưới hình thức hành kinh.
Eo cổ tử cung
Là phần tiếp nối giữa tử cung và cổ tử cung nên khá hẹp.
Cổ tử cung
Là phần nằm thấp nhất của tử cung và kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có một lớp dịch nhầy mịn, giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển vào trong lòng tử cung để gặp trứng và thụ tinh.
Chức năng của tử cung
Là cơ quan sinh sản quan trọng của nữ giới, tử cung có chức năng tạo ra chu kỳ kinh nguyệt và mang thai.
- Chu kỳ kinh nguyệt. Đến thời gian rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị tiếp nhận phôi thai. Nếu trứng không được thụ tinh sẽ diễn ra chu kỳ kinh nguyệt.
- Mang thai: Trong trường hợp trứng thụ tinh thành công chúng sẽ di chuyển đến tử cung làm tổ trên lớp niêm mạc rồi phát triển thành phôi thai, cuối cùng là bào thai. Khi phôi thai phát triển thành bào thai, lớp niêm mạc sẽ thay đổi và hình thành lên nhau thai, giúp cung cấp dưỡng chất thiếu yếu và oxy từ máu của người mẹ sang thai nhi, đồng thời chuyển CO2 và các chất thải trong quá trình trao đổi chất của bé vào máu của mẹ để đưa ra ngoài. Ở cuối thai kỳ, các cơ mô mềm ở cổ tử cung trở nên mỏng dần và giãn rộng ra, đến khi cổ tử cung đã nở đủ rộng, chúng sẽ co bóp mạnh mẽ và lâu hơn cho đến khi em bé được đưa ra ngoài, đi qua âm đạo và chào đời.
2. Tử cung hai sừng là gì?
Tử cung hai sừng là gì?
Tử cung hai sừng là một dị tật bẩm sinh. Biểu hiện ở tình trạng hai bên tử cung có phần nhô lên giống như sừng. Và trong lòng tử cung có một vách ngăn.
❌❌❌Xem thêm: Hội chứng Prader Willi là gì?
Nguyên nhân gây ra tử cung hai sừng?
Tử cung 2 sừng là một dị tật bẩm sinh. Dị tật này hình thành do bất thường trong sự sáp nhập hai ống cận trung thận (hay còn gọi là ống Mullerian) trong quá trình hình thành phôi thai.
Nếu sự sáp nhập này không hoàn toàn sẽ dẫn đến dị tật tử cung hình trái tim. Trong những trường hợp này, dung tích của tử cung nhỏ nên dễ dẫn đến các tình trạng như sinh non, vỡ ối sớm, thai nhẹ ký, ngôi thai bất thường… Hiện chưa có phương pháp y khoa nào có thể ngăn ngừa dị tật này.
Tử cung hai sừng ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của phụ nữ?
Phụ nữ có tử cung hai sừng thường khó thụ thai hơn bình thường và dễ gặp nhiều biến chứng sản khoa khác.
Khó thụ thai. Những người bị tử cung hai sừng thường có khả năng thụ thai thấp hơn phụ nữ khỏe mạnh bình thường
Dễ sảy thai, sinh non. Phụ nữ có tử cung hai sừng có nguy cơ sảy thai cao ở giai đoạn sau của thai kỳ.
Thai nhi chậm phát triển. Tử cung hai sừng có dung tích nhỏ, lượng máu cung cấp đến tử cung ít hơn bình thường, hạn chế sự phát triển của thai nhi.
Sản phụ khó sinh thường. Do thể tích buồng tử cung ở những người có tử cung hai sừng bị hạn chế nên việc xoay thai đối với những trường hợp thai may mắn phát triển đến khi được đủ tháng cũng khó khăn hơn bình thường.
Bài viết liên quan
Sảy thai liên tiếp và những điều cần biết
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của mỗi ...
Th12
Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của nữ giới?
Làm mẹ là một hành trình trải nghiệm nhiều thú vị đối với người phụ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Một trong những “thủ phạm” khiến dự trữ buồng trứng giảm nhanh
Dự trữ buồng trứng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khoẻ ...
Th11