Niêm mạc tử cung đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự làm tổ của phôi. Chuẩn bị niêm mạc là giai đoạn bắt bước trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh. Sau khi chọc hút noãn, bệnh nhân thường nghỉ ngơi một chu kỳ kinh. Khi sức khoẻ ổn định, bệnh nhân sẽ được chuẩn bị niêm mạc. Tuỳ vào tình trạng, bệnh nhân sẽ được chuẩn bị niêm mạc bằng phác đồ khác nhau. Trong quá trình này, bệnh nhân không tránh khỏi những lo lắng. Nhiều bệnh nhân thắc mắc: chuẩn bị niêm mạc có nên uống nước cam không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng!
Ngày 06/04/2023: Hội chứng Antiphospholipid là gì?
Ngày 05/08/2023: Bất thường số lượng nhiễm sắc thể là gì?
Ngày 30/03/2023: Hai vợ chồng cùng mang gen Thalassemia sẽ như thế nào?
Ngày 30/03/2023: Tại sao thai IVF phải dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Ngày 31/03/2023: Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Ngày 05/04/2023: Bất thường nhiễm sắc thể giới tính là gì?
Niêm mạc tử cung thay đổi như thế nào trong chu kỳ kinh nguyệt?
Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Vai trò của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng với quá trình thụ thai và bảo vệ thai ở nữ giới.
Mỗi tháng, dưới ảnh hưởng của các hormone nội tiết, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn. Đây là sự chuẩn bị cho cơ thể nếu diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.
Khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi thai, lớp niêm mạc tại tử cung dày lên, đóng vai trò đặc biệt với tên gọi là “màng rụng” thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phôi thai, nhau thai phát triển bình thường.
Trong trường hợp không có sự thụ tinh diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tự bong, gây hiện tượng hành kinh. Sau khi hành kinh kết thúc, lớp niêm mạc tiếp tục được tái tạo và dày trở lại.
Độ dày niêm mạc tử cung trong từng giai đoạn như thế nào?
Dưới đây là chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung bình thường ở từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 1- ngày thứ 4): chỉ số tiêu chuẩn là 2-4mm.
- Giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 4- ngày thứ 14): chỉ số tiêu chuẩn là 6-10mm.
- Giai đoạn chế tiết của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 15- ngày thứ 28): chỉ số tiêu chuẩn là < 16mm.
Chuẩn bị niêm mạc có nên uống nước cam không?
Niêm mạc tử cung được ví như “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ và phát triển suốt 9 tháng thai kỳ. Vì vậy, khi niêm mạc quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi.
Độ dày niêm mạc như thế nào sẽ được chuyển phôi?
Xuất phát từ vai trò quan trọng trong thai kỳ, NMTC phải đạt được những yêu cầu để tạo cơ hội làm tổ cho phôi thai phát triển.
NMTC là lớp trong cùng của tử cung. Độ dày của lớp niêm mạc sẽ có sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Để đủ khả năng làm tổ và phát triển thuận lợi cho thai nhi, NMTC cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Về độ dày: độ dày niêm mạc dễ có thai nhất trong khoảng từ 8-12mm. Dưới 8mm được coi là niêm mạc mỏng và khó đậu thai và trên 14mm rất khó đậu thai.
- Về mặt hình thái: niêm mạc tử cung hình 3 lá (hoặc hình hạt cà phê) trên siêu âm thì tỷ lệ có thai là cao nhất. Vì vậy, niêm mạc quá dày hay quá mỏng đều gây bất lợi cho quá trình làm tổ của thai nhi.
Chuẩn bị niêm mạc có nên uống nước cam không?
Nước cam là một thức uống bổ dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên cần sử dụng đúng cách mới mang lại hiệu quả. Ngoài ra, để làm dày lớp niêm mạc, chị em cũng cần tìm hiểu theo khuyến cáo của chuyên gia.
Theo nghiên cứu, độ dày của niêm mạc còn tùy thuộc phần lớn vào lượng hormone trong cơ thể. Lớp niêm mạc tử cung có xu hướng dày lên khi đến kỳ kinh nguyệt. Nếu không xảy ra hiện tượng làm tổ ngay sau đó, lớp niêm mạc sẽ bong tróc và được tống ra ngoài cùng với máu, tạo nên hành kinh ở nữ giới.
Theo các chuyên gia, việc uống nước cam hàng ngày không ảnh hưởng đến lớp niêm mạc tử cung, bởi độ dày niêm mạc được quyết định chủ yếu bởi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể.
Tuy nước cam không làm mỏng niêm mạc tử cung, nhưng chị em chỉ nên uống với lượng vừa phải. Tránh tình trạng tiêu thụ quá mức. Việc lạm dụng nước cam tươi thường xuyên dễ dẫn đến dư thừa vitamin C và gây ra các vấn đề tiêu hoá cũng như một số khía cạnh sức khoẻ khác cho mẹ bầu.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11