Buồng trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng đối với nữ giới. Một người phụ nữ khoẻ mạnh về mặt sinh sản sẽ có hai buồng trứng hai bên. Hai buồng trứng này nối thông với buồng tử cung qua hai ống dẫn trứng. Buồng trứng khoẻ mạnh sẽ giúp cho khả năng sinh sản ở nữ giới tốt hơn. Vì vậy khi buồng trứng gặp vấn đề, khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng. Một trong những căn bệnh thường gặp ở buồng trứng dễ gây vô sinh hiếm muộn là viêm buồng trứng. Vậy viêm buồng trứng gây ra những nguy cơ gì?
❌Ngày 05/09/2024: Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!
❌Ngày 04/09/2024: Bệnh nhân đột biến gen trên NST X gây yếu cơ điều trị thành công!
❌Ngày 30/08/2024: Niềm hạnh phúc khi được làm mẹ của chị Nhàn!
❌Ngày 30/08/2024: Lạc nội mạc tử cung buồng trứng có nên mổ không?
❌Ngày 04/09/2024: Những trường hợp nào nên thực hiện kỹ thuật ICSI?
❌Ngày 05/09/2024: Nên làm gì khi gặp tình trạng tinh dịch vón cục?
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng viêm buồng trứng?
Buồng trứng là cơ quan sinh sản chính của nữ giới. Buồng trứng là các tuyến nhỏ có hình bầu dục nằm ở hai bên tử cung của phụ nữ, là nơi sản xuất và lưu trữ trứng (còn gọi là noãn). Đây cũng là cơ quan cũng tạo ra các hormone là Estrogen và Progesterone giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai.
Cấu tạo buồng trứng
Buồng trứng nằm ở hai bên tử cung, trên thành chậu hông bé, phía sau vòi tử cung và dưới eo chậu trên khoảng 10mm. Buồng trứng được giữ cố định bởi một số cơ và dây chằng trong khung xương chậu. Buồng trứng kết nối với tử cung thông qua các ống dẫn trứng.

Thông thường chúng có màu hồng nhạt và bề mặt nhẵn nhụi khi chưa dậy thì. Bước sang tuổi dậy thì, bề mặt buồng trứng sẽ sần sùi bởi việc rụng trứng hàng tháng khiến vỏ buồng trứng bị rách và để lại sẹo. Khi đến tuổi mãn kinh, không còn hiện tượng rụng trứng nên bề mặt sẽ nhẵn nhụi trở lại.
Buồng trứng được cấu tạo gồm 3 phần chính:
- Bề mặt: được hình thành bởi lớp biểu mô có hình khối đơn giản được gọi là biểu mô mầm. Dưới lớp biểu mô này là một nang mô có liên kết dày đặc.
- Vỏ: gồm một mô liên kết với nhiều nang noãn, mỗi nang chứa một tế bào trứng và được bao quanh bởi một lớp tế bào nang.
- Tủy: được hình thành bởi một lớp mô có liên kết khá lỏng lẻo và mạng lưới mạch máu thần kinh.
Chức năng buồng trứng
- Sản xuất hormone Estrogen và Progesterone. Buồng trứng là nơi sản xuất hai loại hormone sinh dục rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản ở nữ giới là Estrogen và Progesterone.
- Giải phóng trứng để thụ tinh. Hàng tháng, hormone FSH kích thích nang trứng, khiến các nang trứng ở một trong hai buồng trứng trưởng thành. Đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, hormone hoàng thể LH tăng đột ngột khiến buồng trứng giải phóng trứng, còn gọi là hiện tượng rụng trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Nếu trường hợp trứng không gặp tinh trùng để thụ tinh, sẽ hình thành chu kỳ kinh nguyệt mới.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng viêm buồng trứng?
Viêm buồng trứng là tình trạng viêm ở các tế bào, viêm nang buồng trứng hay các cơ quan xung quanh khu vực này. Nữ giới có thể bị viêm buồng trứng trái, hoặc buồng trứng phải hặc cả hai. Viêm buồng trứng được chia thành hai cấp độ: cấp tính và mãn tính.
Nguyên nhân gây viêm buồng trứng phổ biến nhất là hai vi khuẩn:
- Chlamydia trachomatis
- Neisseria – tác nhân gây bệnh lậu.
Những vi khuẩn này gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng lan từ cổ tử cung vào tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng và cũng có thể đi vào trong khoang phúc mạc hoặc thành bụng.
Các yếu tố nguy cơ của viêm buồng trứng là nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không được bảo vệ mà không có bao cao su, không kết hợp điều trị cho bạn tình, tiền căn từng mắc phải viêm cổ tử cung nhầy mủ hoặc viêm vùng chậu…
Dấu hiệu viêm buồng trứng
- Cấp tính: Sốt, mệt mỏi kèm đau bụng dưới; sưng nóng và ẩm ướt ở cửa mình; chán ăn, rối loạn tiêu hóa; rối loạn kinh nguyệt…
- Mãn tính: Huyết trắng có màu và mùi bất thường; đau bụng dưới. Đau ở vùng hạ vị khi làm việc nặng hoặc quá sức, chán ăn…
Viêm buồng trứng gây ra những nguy cơ gì?
Viêm buồng trứng sẽ dẫn tới rối loạn ngày rụng trứng. Từ đó khiến ống dẫn trứng khó thực hiện được chức năng phóng noãn và làm trứng không thể rụng để kết hợp với tinh trùng thụ tinh.
Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng như dính buồng trứng, tắc vòi trứng, từ đó làm tăng khả năng vô sinh.
Viêm buồng trứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như là:
- U nang buồng trứng.
- Áp xe buồng trứng.
- Xoắn buồng trứng do van xoắn.
- Dính buồng trứng hay tắc ống dẫn trứng.
- Mang thai ngoài tử cung.
- Vô sinh.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể phát triển thành mãn tính, gây tắc ống dẫn trứng, là cản trở lớn khi bạn muốn có con, thậm chí gây vô sinh hiếm muộn.
Điều trị viêm buồng trứng như thế nào?
Việc điều trị viêm buồng trứng chủ yếu là dựa trên các chỉ định sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh được chọn ban đầu nên là phổ rộng, bao gồm cả hiếu khí và yếm khí. Ngoài ra, điều trị kháng sinh sẽ được điều chỉnh theo độ nhạy phát hiện tác nhân. Điều quan trọng là luôn luôn tuân thủ sử dụng kháng sinh đủ ngày, đủ liều. Chính vì thế, cần phải tiếp tục điều trị ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất, nếu không thì tác nhân gây bệnh có thể bùng phát trở lại.
Bên cạnh đó, các biện pháp điều trị nâng đỡ cũng cần được chú trọng. Ví dụ như hạn chế vận động mạnh mà nên nghỉ ngơi tại giường, uống đủ nước mỗi ngày và tránh để xảy ra táo bón. Ngoài ra, vì viêm buồng trứng ở giai đoạn đầu sẽ khiến cho người bệnh rất đau đớn, bác sĩ cần chỉ định sử dụng thêm thuốc giảm đau. Tuy nhiên, hơn hết là cần động viên điều trị cả đối tác quan hệ tình dục. Đây là biện pháp vô cùng cần thiết để ngăn ngừa lây nhiễm cũng như sự tái nhiễm trong tương lai.
Tóm lại, dấu hiệu viêm buồng trứng không chuyên biệt, thường gặp sưng đau, ra huyết âm đạo,… tương tự như các bệnh lý phụ khoa khác. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, kể cả nguy cơ gây vô sinh. Chính vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu viêm buồng trứng là vô cùng cần thiết và mỗi phụ nữ cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Phòng ngừa viêm buồng trứng
Có nhiều biện pháp để phòng ngừa nguy cơ bị viêm buồng trứng, trong đó việc duy trì chế độ sinh hoạt khoa học có ý nghĩa quan trọng hàng đầu góp phần giảm sự nguy cơ mắc bệnh.
Các biện pháp cụ thể như:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Có phương pháp tránh thai an toàn để tránh việc mang thai ngoài ý muốn
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe
- Duy trì việc tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh
- Quan hệ tình dục an toàn
- Thăm khám phụ khoa thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh

Bài viết liên quan
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là gì?
Độ dày nội mạc tử cung là một trong những tiêu chí quan trọng để ...
Th7
Bạn đã nghe về hội chứng Noonan?
Sinh con khoẻ mạnh là mong ước của bất kỳ thai phụ nào. Thế nhưng ...
Th7
Chi phí chuẩn bị niêm mạc tử cung bao nhiêu?
Niêm mạc tử cung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự làm tổ ...
Th7
Thủ tục xin trứng như thế nào?
Thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay được xem là phương pháp hỗ trợ sinh ...
Th7
Các phương pháp lọc rửa tinh trùng tại Viện Mô phôi là gì?
Tỷ lệ vô sinh nam đang ngày càng tăng trong xã hội hiện nay. Để ...
Th7
Sau chuyển phôi có giấy nghỉ hưởng bảo hiểm không?
Hiện nay hiếm muộn đang được xem là một chứng bệnh của thời đại. Tỷ ...
Th7