U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Nhiều chị em đã rất lo lắng khi được bác sĩ thông báo có u nang buồng trứng. U nang buồng trứng được chia thành nhiều loại. Vậy thực chất u nang buồng trứng là gì? Những u nang này nguyên nhân từ đâu mà có? U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Nếu có u nang thì có nên mổ hay không?
1. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là một dạng u lành hình thành và phát triển trong buồng trứng của phụ nữ bắt đầu từ tuổi dậy thì. Khối u dạng nước, chứa dịch bên trong, bên ngoài có vỏ bọc (gọi là vỏ nang). Bệnh đa phần là lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
🤷♀️🤷♀️Có thể bạn chưa biết: Những thói quen dễ gây vô sinh ở nữ giới
U nang buồng trứng gồm những loại nào?
- U nang cơ năng: đây là những nang nước có vỏ mỏng, thường gặp đối với phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt. Chúng hình thành do rối loạn chức năng buồng trứng. Là những khối u phát sinh do rối loạn hoạt động nội tiết của buồng trứng, về mặt giải phẫu bệnh tổ chức buồng trứng không có thay đổi. U nang buồng trứng cơ năng thường là u lành tính, có thể tự biến mất và không gây nguy hiểm.
- U nang thực thể: Có biến đổi về tổ chức học buồng trứng ở những khối u, vì vậy đây là những khối u có nguy cơ ung thư hóa. Có 3 dạng chính. U nang nước có chứa dịch, vỏ mỏng, lành tính. U nang nhầy thường là loại u có nhiều thùy nên có thể phát triển rất to, bên trong lớp vỏ là dịch nhầy. U nang bì thường có cấu trúc và thành phần phức tạp hơn.
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh u nang buồng trứng
- Các vấn đề về hormone: các khối u chức năng xuất hiện có thể do những vấn đề về hormone hoặc các thuốc hỗ trợ rụng trứng gây ra.
- Lạc nội mạc tử cung: phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị u nang buồng trứng.
- Thời điểm mang thai: Đa phần một vài u nang xuất hiện ở giai đoạn đầu khi mang thai cho đến khi được hình thành thai nhi. Tuy nhiên, u nang cũng có thể xuất hiện cho đến hết thai kỳ.
- Nhiễm trùng vùng chậu: có thể lan ra buồng trứng và vòi trứng, từ đó gây hình thành áp-xe.
2. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Đối với từng bệnh nhân, các biến chứng có thể xuất hiện sớm hay muộn. Khi triệu chứng rõ rệt tức là u đã to và chèn ép vào các tạng xung quanh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Một số biến chứng nguy hiểm phải kể đến như:
Xoắn u nang
Xảy ra với bất kỳ loại u nào, những u nhỏ, có cuống dài, không dính là những u dễ bị xoắn.
Vỡ nang
Vỡ nang xảy ra khi áp lực dịch trong khối u quá lớn, gây vỡ u nang. Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng đột ngột, đau liên tục, hạ vị và hai hố chậu ấn đau, có phản ứng. Một số trường hợp vỡ nang gây chảy máu trong, bệnh nhân có thể choáng mất máu. Khi khám âm đạo thấy khối u khó xác định, tử cung đau khi di động. Nếu như không điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chèn ép các tạng xung quanh
Biến chứng này thường xảy ra khá muộn, khi khối u đã phát triển lâu, kích thước lớn. Hậu quả là khối u chèn ép bàng quang gây đái rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón, đôi khi chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận, thậm chí có những khối u buồng trứng rất lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ, phù 2 chi dưới, cổ trướng,…
3. Cách phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng
- Sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hạn chế sử dụng thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, protein, chất kích thích. Tăng cường rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, uống nhiều nước mỗi ngày (1-2 lít nước mỗi ngày)
- Tăng cường chức năng giải độc của gan
- Kiểm tra hoạt động của tuyến giáp
- Làm việc điều độ kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Ngừng hút thuốc
- Điều chỉnh cân nặng phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!