Dù thai kỳ nào, là thai tự nhiên hay thai kỳ can thiệp đều muốn sinh con khoẻ mạnh. Đó là mong muốn chính đáng của những người mẹ để thai kỳ trọn vẹn. Thế nhưng không ít trường hợp, hành trình đó đứt gánh giữa đường. Một trong những trường hợp đáng tiếc, ít nhưng rất nguy hiểm, đó chính là thai ngoài tử cung. Phôi thai không phát triển bình thường ở trong tử cung. Mà thay vào đó, có thể là ổ bụng, vòi trứng… Đây là tình trạng cấp cứu sản khoa rất nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thai ngoài tử cung?
🔥Ngày 06/09/2023: Bệnh Thalassemia có thể phòng ngừa không?
🔥Ngày 07/09/2023: Nguyên nhân gây tắc vòi trứng là gì?
🔥Ngày 16/08/2023: Đầu tinh trùng có nhiều không bào có nguy hiểm không?
🔥Ngày 15/08/2023: Ăn gì để nang trứng phát triển tốt?
🔥Ngày 21/08/2023: Sự thiếu hụt hormone Testosterone gây ảnh hưởng gì ở nam giới?
🔥Ngày 07/09/2023: Quai bị có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
1. Nguyên nhân nào dẫn đến thai ngoài tử cung?
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không làm tổ bên trong tử cung mà nằm bên ngoài. Thông thường, một số vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:
Thai nằm ở vòi tử cung – một trong những trường hợp mang thai ngoài tử cung dễ gặp nhất, có thể chiếm tới 95% các ca mang thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung có thể nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.
Khi mang thai ngoài tử cung, túi thai sẽ không được buồng tử cung bảo vệ, nếu bị vỡ, túi thai sẽ khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ.
Triệu chứng của thai ngoài tử cung là gì?
- Chảy máu âm đạo bất thường. Thai phụ có thể ra máu trước ngày hành kinh và kéo dài trong nhiều ngày liền. Máu ra ít, thường có màu nâu, đen. Trường hợp máu rò rỉ từ ống dẫn trứng (vòi trứng), thai phụ có thể cảm thấy đau vai hoặc muốn đi tiêu. Các triệu chứng cụ thể hơn sẽ phụ thuộc vào vị trí máu tụ và dây thần kinh nào bị kích thích.
- Đau vùng chậu: Thai ngoài tử cung có thể gây ra các cơn đau vùng bụng dưới, đau bụng một bên. Cơn đau thường âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.
Nguyên nhân nào dẫn đến thai ngoài tử cung?
Trong một số trường hợp, nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung không thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đa số thai phụ gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
- Ống dẫn trứng bị viêm, có sẹo do thai phụ từng trải qua phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng trước đó;
- Sự thay đổi hoặc hoạt động bất thường của nội tiết tố;
- Dị dạng cơ quan sinh dục;
- Một số vấn đề có liên quan đến di truyền;
- Thai phụ đang mắc phải các tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của ống dẫn trứng.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Lớn tuổi: Phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ chửa ngoài tử cung càng cao.
- Tiền sử mắc bệnh: Phụ nữ đã từng có một lần mang thai ngoài tử cung thì sẽ có 10% nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai kế tiếp.
- Nhiễm trùng: Phụ nữ đã từng bị viêm hoặc nhiễm trùng ống dẫn trứng, tử cung hoặc buồng trứng sẽ có nguy cơ có thai ngoài tử cung cao hơn. Đặc biệt, viêm vùng chậu (PID) và viêm vòi trứng là hai tình trạng viêm nhiễm tác động rất lớn đến nguy cơ thai ở ngoài tử cung ở nữ giới….
2. Phương pháp chẩn đoán thai ngoài tử cung
- Thăm khám chẩn đoán những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ rất khó. Bác sĩ có thể sờ được một khối u cạnh tử cung, dạng hơi dài theo chiều dài vòi trứng. Khối u có giới hạn khá rõ, mật độ mềm, chạm đau. Khám âm đạo đôi khi thấy có ít huyết sậm giống như sẩy thai.
- Định lượng hCG chỉ giúp chẩn đoán có thai, nhưng không thể xác định được thai ngoài tử cung.
- Siêu âm cho thấy trong lòng tử cung không có túi thai, có thể nhìn thấy khối u cạnh tử cung với echo dạng hỗn hợp, hoặc thấy được hình ảnh túi thai trong vòi trứng (nhưng rất khó thấy) hoặc siêu âm thấy túi thai nằm ngoài tử cung có phôi và tim thai.
- Nội soi ổ bụng: đây là phương pháp nhanh chóng, hiện đại, chẩn đoán chính xác 100% các trường hợp thai ngoài tử cung.
3. Phương pháp xử lý đối với thai ngoài tử cung là gì?
Tùy vào các triệu chứng thai phụ gặp phải, cũng như kích thước và tình trạng của khối thai mà bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc
Những trường hợp được phát hiện sớm khi kích thước khối thai còn bé, chưa vỡ sẽ được điều trị bằng thuốc. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là Methotrexate. Nó có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào, khối thai sẽ tự tiêu biến sau 4 – 6 tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, thai phụ có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán nản, rụng tóc, loét miệng, tiêu chảy… thậm chí là suy tụy, suy gan, suy thận. Do đó, khuyến cáo thai phụ chỉ nên dùng thuốc và dùng thuốc theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật nội soi
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp khối thai có kích thước lớn nhưng chưa vỡ. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ lựa chọn một trong hai phương pháp phẫu thuật mở thông vòi trứng và phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng.
Phẫu thuật mở bụng
Trong trường hợp khối thai đã phát triển lớn và bị vỡ, gây xuất huyết trầm trọng. Khi đó cần tiến hành phẫu thuật mở bụng ngay lập tức. Lúc này, ống dẫn trứng hầu như đã bị hư hỏng hoàn toàn nên cần được loại bỏ.
Trên đây là những nguyên nhân nào dẫn đến thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài ngoài tử cung là trường hợp cấp cứu sản khoa và không thể sinh được. Chính vì vậy việc phát hiện sớm sẽ giúp tránh được những nguy hiểm cho thai phụ.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân AMH 0.6 sinh con khoẻ mạnh!
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Em bé Linh Anh đến thăm Viện!
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ