Tinh dịch được xem là một “phương tiện” để vận chuyển tinh trùng. Hiện nay, tỷ lệ nam giới vô sinh chiếm 40%. Chính vì vậy, đánh giá chức năng sinh sản nam giới là điều cần thiết. Xét nghiệm tinh dịch đồ được xem là xét nghiệm cơ bản “đầu tay” khi khám hiếm muộn nam giới. Xét nghiệm tinh dịch đồ giúp phát hiện các vấn đề xảy ra với tinh dịch hoặc tinh trùng, từ đó tìm ra nguyên nhân và hướng chữa trị. Tinh dịch đồ cho biết các kết quả như mật độ, số lượng, độ di động, hình thái, pH… Vậy độ pH trong tinh dịch nói lên điều gì?
1️⃣Ngày 10/10/2024: Xoắn tinh hoàn gây ra nguy cơ gì?
2️⃣Ngày 09/10/2024: Trường hợp không có tinh trùng phải làm sao?
3️⃣Ngày 08/10/2024: Tình trạng người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
4️⃣Ngày 04/10/2024: Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ.
5️⃣Ngày 08/10/2024: Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
6️⃣Ngày 09/10/2024: Em bé Phương Anh của Viện đã 02 tháng tuổi!
Độ pH trong tinh dịch là gì?
Tinh dịch là hỗn hợp lỏng được hệ sinh dục nam giới tạo ra, chứa các tinh trùng. Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra khiến tinh dịch không đạt chất lượng và không thể tạo hợp tử, phát triển thành thai nhi gây ra vô sinh.
Xét nghiệm tinh dịch đồ là một xét nghiệm dựa trên mẫu tinh dịch nhằm để đánh giá chất lượng của tinh trùng, thông qua các chỉ số như: số lượng, khả năng di động, mật độ,… Việc đánh giá này được thực hiện theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
pH là chữ viết tắt của “hydrogen power”, được hiểu là “sức mạnh của nguyên tử Hydro”. Độ pH được sử dụng như một thang đo để xác định mức độ axit hoặc bazơ (kiềm) của một dung dịch, dao động từ 0 đến 14. Nếu dịch có độ pH bằng 7 là trung tính, trên 7 là có tính kiềm và dưới 7 là có tính axit. Vì vậy, khi chỉ số pH càng giảm, độ axit càng tăng và ngược lại.
Độ pH trong tinh dịch nói lên điều gì?
Tại sao độ pH trong tinh dịch lại quan trọng? Lý do là vì môi trường trong âm đạo. Thông thường, tinh dịch có tính kiềm. Trong điều kiện bình thường, pH âm đạo giúp duy trì sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu. Từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, để tự bảo vệ khỏi vi khuẩn xấu, môi trường âm đạo có xu hướng hơi axit. Dù vậy, độ pH âm đạo cũng thay đổi thường xuyên, tùy thuộc vào thời điểm nào trong chu kỳ, các hoạt động tình dục, thậm chí cả chế độ ăn uống và tập luyện của bản thân người phụ nữ.
Như thế, để tạo thuận lợi cho sự tồn tại của tinh trùng trong cơ quan sinh dục nữ, tinh dịch phải có độ pH cao hơn dịch âm đạo. Theo đó, pH của tinh dịch có tính hơi kiềm để trung hòa lại. Chính cơ chế này của tinh dịch sẽ giúp bảo vệ tinh trùng sống sót cho đến khi gặp được trứng.
Giá trị pH bình thường của tinh dịch là bao nhiêu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, độ pH trung bình của tinh dịch nên nằm trong khoảng từ 7,2 đến 8. Đây chính là môi trường bảo vệ hoàn hảo cho tinh trùng.
- Nếu tinh dịch của bạn có độ pH dưới 7, tức có tính axit sẽ làm giảm cơ hội thụ thai của bạn. Đây còn là dấu hiệu của sự tắc nghẽn trong túi tinh.
- Nếu tinh dịch của bạn có độ pH trên 8, tức có tính kiềm. Khi đó tinh dịch có thể làm suy yếu khả năng vận động của tinh trùng. Và đây cũng là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
Kiểm tra nồng độ pH của tinh dịch bằng cách nào?
Tại Viện Mô phôi, xét nghiệm tinh dịch đồ sẽ cho biết nồng độ pH của tinh dịch.
Bên cạnh chức năng xác định độ pH, xét nghiệm tinh dịch đồ còn cho biết:
- Số lượng
- Mật độ
- Độ di động của tinh trùng.
- Hình thái tinh trùng..
.Đây là xét nghiệm cung cấp toàn bộ các thông số cơ bản giúp xác định khả năng sinh sản của tinh trùng có tốt hay không.
Duy trì độ pH trong tinh dịch lý tưởng như thế nào?
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng. Từ bỏ thói quen bỏ bữa hay các bữa ăn vặt vô ích. Thay vào đó, điều quan trọng là có một chế độ ăn cân đối, nhiều trái cây, rau quả và dinh dưỡng lành mạnh;
- Tập luyện thể chất. Thói quen thường xuyên vận động cơ thể không chỉ giúp các cơ bắp theo dẻo dai, tăng cường chuyển hóa chất cũng như lưu lượng máu đến các cơ quan, bao gồm cả cơ quan sinh sản ở nam giới;
- Tránh tiếp xúc độc tố. Tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm, gồm cả hút thuốc lá và uống rượu, có thể khiến cho tinh dịch có tính axit cao. Quý ông cần hạn chế tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại này;
- Hạn chế căng thẳng. Stress khiến cho cơ thể bài tiết các hormone chống lại những lo âu, căng thẳng trong hệ thần kinh, tim mạch cũng như các hệ cơ quan khác. Điều này khiến cho các quá trình chuyển hóa trì trệ, tăng ứ đọng axit, ảnh hưởng chất lượng tinh trùng.
Bài viết liên quan
Hội chứng Hunter có di truyền không?
Bệnh lý di truyền là một trong những vấn đề gây ám sảnh đối với ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
Khi nào bệnh nhân được tiêm rụng trứng?
Kích thích buồng trứng là bước khởi đầu khi điều trị thụ tinh trong ống ...
Th11
Thuốc tăng beta hCG có thật không?
Hành trình làm mẹ là điều tuyệt vời nhất mà mỗi người phụ nữ đều ...
Th11
Beta hCG tăng chậm sau chuyển phôi có nguy hiểm không?
Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11