Bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh sau một lần thai sinh hoá!

9f4e52f977edcdb394fc

Thai kỳ khoẻ mạnh là mong muốn của tất cả các mẹ bầu. Đặc biệt là đối với các mẹ đã mong con nhiều năm. Nhiều trường hợp sau chuyển phôi đã có thai nhưng lại bị thai sinh hoá. Rất đáng tiếc. Và chính điều này cũng khiến các mẹ lo lắng về khả năng mang thai trong tương lai. Liệu lần thai sinh hoá trước có ảnh hưởng gì đến lần mang thai tiếp theo không? Dưới đây là một trong số nhiều trường hợp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh sau một lần thai sinh hoá.

🍄Ngày 02/12/2024: Kỹ thuật ICSI được thực hiện như thế nào?

🍄Ngày 28/11/2024: Hỗ trợ mang thai tự nhiên cho bệnh nhân thành công.

🍄Ngày 21/11/2024: Khi IUI thất bại, bao lâu có thể làm lại?

🍄Ngày 26/11/2024: Hội chứng Edwards là gì? 

🍄Ngày 19/11/2024: Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo như thế nào?

Thai sinh hoá do nguyên nhân nào gây ra?

Thai sinh hoá là gì?

Thai sinh hóa là hiện tượng mất thai rất sớm. Nó xảy ra trước tuần thứ năm của thai kỳ, thường là khoảng một tuần sau khi đến kỳ kinh nguyệt. Thai sinh hóa rất phổ biến và chúng thường xảy ra trước khi người phụ nữ nhận ra rằng mình đang mang thai. 

Thai sinh hóa đôi khi được nhiều phụ nữ nghĩ là sảy thai. Tuy nhiên, về mặt y học, mang thai hóa học không được coi là sảy thai. Vì nó không đáp ứng định nghĩa về mang thai lâm sàng.
  •  Mang thai lâm sàng có nghĩa là túi thai có thể được nhìn thấy trên siêu âm. Hoặc có thể nghe được nhịp tim thai nhi. Trong trường hợp mang thai lâm sàng, xét nghiệm máu sẽ cho thấy nồng độ hCG tăng lên, trong khi ở trường hợp mang thai hóa học, nồng độ hCG có thể không phát hiện được hoặc có thể giảm xuống.
  • Từ 8 đến 33% của tất cả các trường hợp mang thai và 18 đến 22% của tất cả các trường hợp mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là thai sinh hóa.

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trang thai sinh hoá?

Nguyên nhân phổ biến nhất của thai sinh hóa là một vấn đề với thai kỳ, chẳng hạn như bất thường về nhiễm sắc thể. Những bất thường này (xảy ra khi các tế bào không phân chia đúng cách) thường xảy ra ngẫu nhiên và chúng không có nghĩa là bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai trong tương lai. Các nguyên nhân có thể khác bao gồm:
  • Nồng độ hormone bất thường
  • Làm tổ bên ngoài tử cung (thai ngoài tử cung)
  • Buồng tử cung bất thường…
chan doan va xu tri 2 2 2
Buồng tử cung có bất thường có thể là một trong những nguyên nhân gây ra thai sinh hoá.

Dấu hiệu mang thai sinh hoá là gì?

Thường không có dấu hiệu thai sinh hóa, nhưng bạn có thể nghi ngờ dựa trên cơ sở:
  • Chậm kinh, thường trông giống như kinh nguyệt bình thường ngoại trừ vấn đề thời gian.
  • Que thử thai dương tính mờ nhạt khi thử thai sớm
  • Chuột rút giống như kinh nguyệt, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng xảy ra
  • Còn quá sớm để có các triệu chứng mang thai như mệt mỏi hoặc buồn nôn…

Liệu có thể mang thai sau khi bị thai sinh hoá không?

Bạn hoàn toàn có thể mang thai sau khi thai sinh hóa. Trên thực tế, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn có thể mang thai. Rất có thể lần mang thai tiếp theo của bạn sẽ diễn ra bình thường.
 
Không có khả năng bạn sẽ bị lặp lại thai sinh hóa, nhưng nếu bạn nghĩ rằng mình đã có nhiều hơn một lần, hãy lưu ý thông tin để tìm những nguyên nhân có thể xảy ra.

Làm thế nào để phân biệt giữa chảy máu do thai làm tổ sớm và thai sinh hóa?

Sự khác biệt giữa chảy máu do làm tổ và thai sinh hóa phụ thuộc vào thời gian và số lượng.
 
Khi phôi bám vào tử cung, hiện tượng chảy máu do làm tổ là điều bình thường. Đốm này thường xảy ra khoảng một đến hai tuần sau khi thụ thai. Và đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Mặt khác, thai sinh hóa sẽ gây ra chu kỳ kinh nguyệt bình thường, thường là khoảng bốn đến năm tuần tuổi thai.

Bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh sau một lần thai sinh hoá!

Đó là niềm vui của vợ chồng chị Q. Vợ chồng chị hiếm muộn 5 năm, chưa từng can thiệp hỗ trợ sinh sản. Sau một vài thông tin tìm hiểu về Viện Mô phôi, anh chị quyết định đến Viện để được các bác sĩ giúp đỡ và tư vấn.

Sau khi có các kết quả xét nghiệm, bác sĩ chỉ định anh chị điều trị IVF càng sớm càng tốt.

Dựa vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ chỉ định anh chị chuyển 2 phôi. Rất may mắn, cả 2 chiếc phôi bé nhỏ đều làm tổ. Tuy nhiên, ba mẹ con chị có thai kỳ khá vất vả. Chị Q. bị doạ sảy ở quý I thai kỳ. Nhờ sự hướng dẫn từ xa của bác sĩ và các bác sĩ sản khoa, thai kỳ của ba mẹ con chị cán đích thành công ở 34 tuần 6 ngày.

Chị Q. chia sẻ đến bác sĩ: ““Xin chào bác sĩ Tuấn. 34 tuần 6 ngày con đạp vỡ ối đòi ra sớm ạ. 3 mẹ con cháu đã mẹ tròn con vuông được hai ngày rồi ạ. Một lần nữa cảm ơn bác sĩ Tuấn và đội ngũ bác sĩ Viện Mô phôi đã nhiệt tình giúp đỡ mẹ con cháu để có hai tình yêu bé nhỏ như ngày hôm nay! 3 mẹ con cháu hẹn gặp bác sĩ Tuấn và các bác sĩ Viện mô phôi một ngày gần nhất ạ. Cháu nặng 2kg1 và 2kg2 ạ”.

Chúc mừng thành công của gia đình! Chúc hai bé luôn mạnh khoẻ, hay ăn chóng lớn.

5fba013c7b53c10d9842
Em bé thứ nhất…
472c92a4e8cb52950bda
…và em bé thứ hai của gia đình.
____________________________
VIỆN MÔ PHÔI LÂM SÀNG QUÂN ĐỘI – HỌC VIỆN QUÂN Y
Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ!
 
Lịch làm việc:
Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Từ 7h30-16h30
Thứ Bảy, Chủ Nhật: Từ 7h30-11h30
Liên hệ ngay với chúng tôi – Hotline: 024.6329.6588
Địa chỉ: số 222, đường Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội.
Email: vienMPLSQD@vmmu.edu.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status