Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng. Căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hoá và gây ra nhiều biến chứng khó lường. Giai đoạn mang thai khá nhạy cảm, dinh dưỡng của mẹ và bé liên kết thông qua nhau thai. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng rằng: bị tiểu đường có thể mang thai sinh con được không? Dưới đây là một số giải đáp của bác sĩ về vấn đề này.
🦠Ngày 12/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra dính buồng tử cung?
🦠Ngày 08/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra xuất tinh ngược dòng?
🦠Ngày 31/08/2023: Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới là gì?
🦠Ngày 08/09/2023: Hội chứng buồng trứng đa nang cần lưu ý gì?
🦠Ngày 11/09/2023: Xét nghiệm beta hCG là xét nghiệm gì?
🦠Ngày 13/05/2024: Tinh hoàn không di chuyển xuống dưới bìu nguy hiểm ra sao?
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là “đái tháo đường”, liên quan đến rối loạn chuyển hoá. Bệnh này đa phần xảy ra khi có rối loạn liên quan đến insulin. Insulin có nhiệm vụ đưa glucose (đường) ra khỏi máu vào các tế bào sống và biến đổi chúng thành năng lượng. Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng được nhu cầu insulin, nồng độ glucose tăng cao nhưng không được đưa vào tế bào mà chỉ nằm lại trong máu. Kết quả là nồng độ glucose trong máu (đường huyết) tăng lên. Theo thời gian, lượng đường trong máu tăng cao có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, suy giảm thị lực và suy thận.
Hiện nay, bệnh tiểu đường chia làm 3 tuýp: Tuýp 1, tuýp 2 và tuýp 3.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan gây nên tình trạng tiểu đường. Dưới đây là một số nguyên nhân:
- Thói quen ăn uống: Không ăn uống đúng giờ giấc, đặc biệt là thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 rất cao.
- Ngủ không đủ giấc: Thiếu ngủ sẽ làm cho đồng hồ sinh học bị rối loạn, dẫn tới sản sinh hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose.
- Không vận động thường xuyên. Khi bạn nạp quá nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể mà không vận động để đốt mỡ thừa. Từ đó dẫn tới một loạt các hệ lụy liên quan. Đây là những nguyên nhân chính là suy giảm chức năng tuyến tuỵ, tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.
- Cơ thể thiếu vitamin D. Vitamin D có vai trò ổn định đường glucose có trong máu. Vì thế khi cơ thể không cung cấp đủ Vitamin D sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Triệu chứng của bệnh
- Khát nước và đi tiểu nhiều lần
- Thường xuyên đói
- Tê bì chân tay hoặc cảm giác đau nhức
- Mắt mờ
- Da sạm, sẫm màu…
Bị tiểu đường có thể mang thai sinh con được không?
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của insulin là làm chậm quá trình biến đổi glyocogen thành glucos và tăng cường hấp thụ Glucose. Nhưng trong trường hợp xảy ra một số rối loạn insulin khiến, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin và khiến glucose tích tụ lại trong máu. Đây chính là hiện tượng đường huyết tăng cao và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Một số phụ nữ lo lắng rằng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không? Hoặc mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có sinh con được không? Câu trả lời là tất cả phụ nữ mắc tiểu đường, dù tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh con khỏe mạnh. Nếu biết cách kiểm soát tốt đường huyết trước và trong khi mang thai, mẹ bị tiểu đường thậm chí còn có thể sinh thường như các người mẹ khác.
Tuy nhiên thai phụ cần kiểm soát thai kỳ thật chặt chẽ.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi thai phụ mắc tiểu đường như sau:
- Tăng nguy cơ thai lưu.
- Thai nhi có trọng lượng quá lớn vì khi mang thai em bé nhận được nhiều glucose từ cơ thể mẹ, đồng thời tăng nguy cơ sinh mổ.
- Em bé khi chào đời cũng có nguy cơ gặp phải những vấn đề về hô hấp, bị vàng da,… và cần sự chăm sóc đặc biệt, có thể bị tiểu đường sau sinh.
- Tăng các biến chứng khi mang thai như: tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật.
- Tăng huyết áp.
- Đa ối và làm tăng nguy cơ sinh non, mẹ bị tiểu đường sau sinh.
Làm sao để có thai kỳ an toàn khi mẹ mắc tiều đường?
- Nên có một chế độ ăn đặc biệt để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu mà vẫn có thể đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh
- Cần kiểm soát cân nặng tốt:
- Chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Trong trường hợp chế độ ăn và tập luyện chưa giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu, mẹ có thể điều chỉnh bằng việc bổ sung insulin định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ bầu bị tiểu đường cũng cần được theo dõi cẩn thận và thường xuyên thực hiện những xét nghiệm để biết rõ được tình hình sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11
Xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn sáng không?
AMH là chỉ số nội tiết rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh ...
Th11