Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là không có tinh trùng. Không có tinh trùng hay còn gọi là vô tinh. Không có tinh trùng trong tinh dịch hiện nay gặp phải ở khá nhiều nam giới. Sau khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ, bệnh nhân sẽ được xác định là tình trạng vô tinh hay không. Nguyên nhân dẫn đến vô tinh ở nam giới khá nhiều. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp xác định được nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Vậy đối với trường hợp không có tinh trùng phải làm sao?
❌Ngày 30/08/2024: Lạc nội mạc tử cung buồng trứng có nên mổ không?
❌Ngày 29/08/2024: Điều kỳ diệu của khoa học nâng cao tỷ lệ sinh con khoẻ mạnh
❌Ngày 28/08/2024: Tin vui từ Phú Yên xa xôi của bệnh nhân Thalassemia!
❌Ngày 29/08/2024: Nguyên nhân gây ra polyp cổ tử cung là gì?
❌Ngày 28/08/2024: Hormone prolactin có vai trò gì?
❌Ngày 27/08/2024: Chuyển một phôi đậu hai em bé!
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng không có tinh trùng?
Vô tinh là gì?
Ở người, tinh hoàn là nơi để sản xuất ra tinh trùng. Khi xuất tinh, tinh trùng cùng với các dịch tiết từ ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt và tuyến niệu đạo được vận chuyển ra ngoài qua hệ thống đường dẫn tinh. Như vậy tinh dịch xuất ra ngoài gồm hai thành phần là tinh tương và tinh trùng.
Không có tinh trùng hay còn gọi là vô tinh – Azoospermia, là thuật ngữ y tế dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. Đây là một tình trạng không hiếm gặp tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội.
Nhiều trường hợp nam giới, tình dục đều đặn nhưng kết quả tinh dịch đồ cho kết quả bằng 0. Một cú “sốc” cho các quý ông.
Không có tinh trùng được chia thành mấy nhóm?
Hiện nay, vô tinh được chia làm hai nhóm:
- Vô tinh do tắc. Trường hợp này sinh tinh bình thường, thể tích tinh hoàn và FSH thường nằm trong giới hạn bình thường.
- Vô tinh không do tắc: được chia thành vô tinh không do tắc trung tâm (FSH thấp, testosterone thấp hoặc bình thường và có tình trạng suy tinh hoàn) và vô tinh không do tắc tại tinh hoàn (FSH tăng đáng kể, suy tinh hoàn).
Thụ tinh trong ống nghiệm phối hợp với phẫu thuật thu nhận tinh trùng sẽ là lựa chọn ưu tiên trong những trường hợp vô tinh do tắc phức tạp, vô tinh không do tắc hoặc có yếu tố vô sinh nữ kèm theo. Với kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), dù chỉ có một số lượng hạn chế tinh trùng trong mẫu thu được từ phẫu thuật cũng đủ để thực hiện thành công chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguyên nhân là gì?
Nguyên nhân đối với vô tinh do tắc
- Vô tinh do tắc có thể do bẩm sinh (không có ống dẫn tinh…)
- Hay do mắc phải (do viêm nhiễm hay chấn thương gây ra) khiến bế tắc ở nhiều vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh
- Cũng như trường hợp thắt ống dẫn tinh để triệt sản, muốn có con trở lại.
Nguyên nhân đối với vô tinh không do tắc
Đây phải nói là một trường hợp rất khó trong điều trị hiếm muộn. Một số nguyên nhân gay ra tình trạng này như:
- Không có tinh trùng do các bệnh lý ở vùng dưới đồi – tuyến yên: Vùng dưới đồi – tuyến yên có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhịp sinh học, nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là giải phóng và ức chế các nội tiết tố của tuyến yên. Nếu vùng dưới đồi – tuyến yên bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn trong việc giải phóng các nội tiết tố như GnRH, gonadotrophin gây vô tinh.
- Không có tinh trùng do vấn đề về di truyền gồm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Down, Hội chứng Noonan…) hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể (như Hội chứng Kallmann, mất đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể Y có 2 tâm động…)
- Không có tinh trùng do nguyên nhân từ tinh hoàn. Gồm không có tinh hoàn, tinh hoàn ẩn,. Ngoài ra còn do Hội chứng Sertoli (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng sống), ngưng sinh tinh (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng trưởng thành hoàn toàn), teo tinh hoàn sau bệnh quai bị…
Không có tinh trùng phải làm sao?
Xuất phát từ nguyên nhân, phương pháp điều trị cho mỗi nhóm vô tinh sẽ khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng cụ thể trên từng tình trạng của bệnh nhân.
Điều trị nội khoa
Người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên (tức là nguyên nhân không do tắc nghẽn) có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết bao gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH), Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrozole và letrozole.
Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định
Việc can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề của người bệnh gây không có tinh trùng do các nguyên nhân như:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn
- Vô tinh do bế tắc trong mào tinh
- Ống dẫn tinh bị tắc
- Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Để phục vụ cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, ICSI/IVF bác sĩ tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau:
- Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA)
- Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro-TESE)
Nếu nguyên nhân của tình trạng không có tinh trùng xuất phát từ yếu tố di truyền và có thể truyền sang con cái, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phân tích yếu tố di truyền của tinh trùng trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thụ tinh.
Bài viết liên quan
Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?
Niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát ...
Th12
Chuyển phôi có gây mê không?
Điều trị thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng thời gian có nhiều lo lắng ...
Th12
Người nhiễm giang mai có làm IVF được không?
Giang mai là bệnh truyền nhiễm được phát hiện từ rất lâu về trước. Bệnh ...
Th12
Kỹ thuật ICSI được thực hiện như thế nào?
Trong những năm gần đây, kỹ thuật ICSI được ưu tiên sử dụng trong hỗ ...
Th12
Khi chuyển phôi người chồng vắng mặt sẽ cần làm gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật phức tạp và gồm nhiều giai ...
Th11
Một phôi đẹp có phải là một phôi tốt?
Đối với các chị em hiếm muộn, việc thu được nhiều phôi tốt là một ...
Th11