Những điều cần lưu ý về thai kỳ thụ tinh trong ống nghiệm

Mang thai thai 8 tuan da bam chac chua 1

Để có được một đứa trẻ khoẻ mạnh chào đời, đó là niềm mong mỏi của mỗi cha mẹ. Và đối với những trường hợp hiếm muộn điều đó càng mong mỏi hơn. Có người may mắn sẽ thành công ngay lần chuyển phôi đầu tiên. Có người thì phải lần thứ 2, thứ 3, thậm chí lâu hơn. Nhiều người cho rằng thai kỳ IVF là thai kỳ nguy cơ cao. Vậy điều này có hoàn toàn đúng không? Những điều cần lưu ý về thai kỳ thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

💎Ngày 15/12/2023: Trước khi khám sức khoẻ tiền hôn nhân cần chuẩn bị gì?

💎Ngày 06/07/2023: Tại sao cần nhịn tiểu khi chuyển phôi?

💎Ngày 15/07/2023: Sau chuyển phôi nên ăn gì?

💎Ngày 02/06/2023: Niêm mạc tử cung mỏng chuyển phôi thất bại phải làm gì?

💎Ngày 26/05/2023: Mẹ bầu bị ho sau chuyển phôi nên làm gì?

💎Ngày 21/04/2023: Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng Lab để tạo thành phôi. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5. 

20200626 phuong phap thu tinh trong ong nghiem duoc thuc hien ben ngoai co the
Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật có chỉ định.

Khi nào cần làm thụ tinh trong ống nghiệm?

Không phải tất cả các trường hợp hiếm muộn đều phải làm IVF. Dưới đây là một số chỉ định

  • Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương 2 vòi trứng, đã cắt bỏ 2 vòi trứng…
  • Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
  • Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
  • Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
  • Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại.
  • Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
  • Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh. 

Thời gian cho một ca thụ tinh trong ống nghiệm mất bao lâu?

Thông thường một ca thụ tinh ống nghiệm mất tối thiểu là 5 tuần. Thời gian làm IVF được xác định cụ thể như sau:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát của người vợ, thăm khám, sàng lọc siêu âm để chuẩn bị cho quá trình điều trị, bắt đầu vào ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh.
  • Nếu không có bệnh lý phụ khoa cần điều trị, chị em sẽ được chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong vòng 10 – 12 ngày.
  • Mất thêm 34 – 36 giờ nữa kể từ mũi tiêm thuốc kích thích rụng trứng để tiến hành thủ thuật chọc hút trứng.
  • Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau để tạo phôi. Phôi được nuôi cấy trong thời gian 3- 5 ngày, tùy theo phác đồ điều trị của từng cặp đôi trước khi chuyển phôi vào tử cung của người vợ.
  • Khoảng 14 ngày sau chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Beta – hCG nhằm xác định tình trạng mang thai.

Như vậy, kể từ thời điểm bắt đầu tiến hành IVF đến khi biết kết quả mang thai tối thiểu là khoảng 5 tuần.

Những điều cần lưu ý về thai kỳ thụ tinh trong ống nghiệm

Sau khi đã có kết quả xét nghiệm beta hCG là có thai, bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị chỉnh đơn thuốc và duy trì. Điều này là rất quan trọng với thai kỳ IVF, nhất là 3 tháng đầu.

12 tuần đầu

Việc sử dụng thuốc nội tiết trong 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng đối với thai kì sau IVF. Điều này quyết định kết cục thai kì IVF. Vì vậy phải tuyệt đối tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và bản thân khi thấy có dấu hiệu bất thường phải khám ngay.

Trong những lần thăm khám quý I, bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ những yêu cầu sau:

Ở 6-8 tuần thai kỳ, mẹ bầu được siêu âm để xác định:

  • Vị trí túi thai,
  • Số lượng túi thai
  • Số lượng phôi thai, sức khỏe thai thông qua việc đánh giá túi thai, noãn hoàng, phôi thai, tim thai…

Thời điểm 9-10 tuần, thai phụ tiếp tục được siêu âm đánh giá sự phát triển của phôi thai.

Siêu âm khi thai được 11 đến 13 tuần, đánh giá chính xác tuổi thai và dự kiến sinh đồng thời chẩn đoán sớm nhiều bất thường nhiễm sắc thể quan trọng qua việc đo độ mờ da gáy (sự tích tụ dịch sau gáy thai nhi), đo mũi và vòm khẩu cái.

Sau 12 tuần, nếu các chỉ số của mẹ và thai nhi ổn định, sẽ theo dõi như một thai kỳ tự nhiên.

Giai đoạn 3 tháng giữa (tam cá nguyệt thứ 2)

Giai đoạn này thường được thực hiện từ tuần thứ 14 – 28 tuần 6 ngày của thai kỳ. Mẹ bầu nên đi khám thường xuyên để kiểm tra và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Có 3 lần khám thai quan trọng là tuần 16 – 20, tuần 20 – 24, tuần 24 – 28. 

Tuần 16 – 20 của thai kỳ

Thai phụ sẽ được khám thai, siêu âm thai đường bụng. Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo.X xét nghiệm Triple test nếu chưa làm Double test hoặc NIPT ở 3 tháng đầu. Xét nghiệm nước tiểu, tiêm phòng uốn ván (theo chỉ định của bác sĩ)…

Tuần 16 – 20 của thai kỳ

Bác sĩ sẽ thực hiện khám thai, siêu âm thai để kiểm tra hình thái của thai nhi và làm xét nghiệm nước tiểu.

Tuần 24 – 28 của thai kỳ

 Ngoài khám, siêu âm thai và làm xét nghiệm nước tiểu thì ở mốc này thai phụ còn được làm xét nghiệm dung nạp đường huyết.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3

Đây là giai đoạn tương ứng với 3 tháng cuối của thai kỳ, thường được tính từ tuần 29 – tuần 40. Mẹ bầu cần thường xuyên khám, siêu âm thai và nhập viện khi có các dấu hiệu chuyển dạ.

  • Tuần 29 – 32 của thai kỳ: Khám 1 lần.
  • Tuần 33 – 35 của thai kỳ: Khám 2 tuần 1 lần. 
  • Tuần 36 – 40 của thai kỳ: Khám thai mỗi tuần 1 lần.

Tin tốt cho các cặp vợ chồng đang điều trị IVF là mang thai nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản không nhất thiết được xem là thai kỳ có nguy cơ cao. Nguy cơ sảy thai không liên quan trực tiếp đến quy trình làm IVF. Thay vào đó, yếu tố làm tăng nguy cơ trong thai kỳ của các mẹ có thai IVF liên quan đến lý do điều trị hiếm muộn nhiều hơn. Ví dụ như:

  • Độ tuổi của người mẹ. Tuổi mẹ càng cao càng, nguy cơ sẩy thai càng cao.
  • Hoặc ở một số phụ nữ có thể đã có một hoặc nhiều bệnh lý có sẵn từ trước khi điều trị IVF để có thai.

Tại Viện Mô phôi, bệnh nhân sau chuyển phôi sẽ được theo dõi chặt chẽ trong 12 tuần đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status