Số lượng tinh trùng bình thường trong một lần xuất tinh

tinhdichdo ivfmd family 2

Tinh trùng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phôi thai. Quan trọng trong quá trình thụ thai tự nhiên hay thụ tinh trong hỗ trợ sinh sản. Số lượng tinh trùng trong một lần xuất tinh của nam giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của nam giới. Vậy số lượng tinh trùng trong một lần xuất tinh bình thường là bao nhiêu? Cần làm gì để biết được số lượng tinh trùng bình thường trong một lần xuất tinh?

🔥Ngày 26/05/2023: Mẹ bầu bị ho sau chuyển phôi nên làm gì?

🔥Ngày 28/04/2023: Tinh dịch loãng có nguy hiểm không?

🔥Ngày 19/04/2023: Nên chuyển một phôi hay nhiều phôi?

🔥Ngày 12/04/2023: Siêu âm bơm nước buồng tử cung là gì?

Xét nghiệm tinh dịch đồ

Tinh dịch là hỗn hợp lỏng được hệ sinh dục nam giới tạo ra, chứa các tinh trùng – mang gen của bố để giao hợp với trứng – mang gen của mẹ tạo thành hợp tử. Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra khiến tinh dịch không đạt chất lượng và không thể tạo hợp tử, phát triển thành thai nhi gây ra vô sinh.

Tiêu biểu là hình dạng tinh trùng bất thường, khả năng vận động của tinh trùng kém,… Các bất thường này ở mức độ nhẹ sẽ gây ra tình trạng khó thụ thai, nếu nặng sẽ gây vô sinh

Xét nghiệm tinh dịch đồ là gì?

Xét nghiệm tinh dịch đồ là một xét nghiệm dựa trên mẫu tinh dịch nhằm để đánh giá chất lượng của tinh trùng, thông qua các chỉ số như: số lượng, khả năng di động, hình dạng,… Việc đánh giá này được thực hiện theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Các chỉ số tinh dịch đồ chỉ có ý nghĩa phỏng đoán khả năng sinh sản của nam giới là cao hay thấp.

Mục đích của xét nghiệm tinh dịch đồ 

Tinh dịch đồ được coi là xét nghiệm cơ bản và đầu tiên của nam giới. Nhưng xét nghiệm này có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán hiếm muộn ở nam giới.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, nam giới được yêu cầu không xuất tinh trong vòng 3 đến 5 ngày. Sau đó, tinh dịch sẽ được thu thập tại phòng thí nghiệm bằng cách thủ dâm. Sau khoảng 30 phút từ khi nhận mẫu, bệnh nhân sẽ được thông báo kết quả.

Thông qua kết quả tinh dịch đồ, bác sĩ có thể giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản và chẩn đoán một vài nguy cơ tiềm ẩn: vô tinh, tinh trùng loãng… Từ đó đưa ra những phác đồ điều trị cá thể hoá.

Số lượng tinh trùng bình thường trong một lần xuất tinh

Số lượng tinh trùng quan trọng như thế nào?

Thụ tinh là một quá trình đòi hỏi vai trò của noãn và tinh trùng. Số lượng tinh trùng đủ tiêu chuẩn giúp tăng chất lượng tinh trùng. Tư đó làm tăng cơ hội mang thai kể cả theo phương pháp tự nhiên hay hỗ trợ sinh sản.

Trên thực tế thăm khám, tình trạng số lượng tinh trùng thấp là lý do phổ biến gây vô sinh ở nam giới. Điều này khiến nhiều cặp vợ chồng khó khăn trong việc thụ thai.

Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông có số lượng tinh trùng thấp có liên quan đến:

  • Tỷ lệ người béo phì và huyết áp cao hơn những người đàn ông có lượng tinh trùng bình thường.
  • Những người này cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ và có tần suất hội chứng chuyển hóa cao hơn.

Số lượng tinh trùng bình thường trong một lần xuất tinh

Số lượng tinh trùng bình thường dao động từ 15 triệu tinh trùng đến hơn 200 triệu/ml tinh dịch. Trong mỗi lần xuất tinh của nam giới, không dưới 40 triệu tinh trùng được sinh ra hòa lẫn trong 2 đến 5 ml tinh dịch.

Như vậy, nếu kết quả xét nghiệm tinh dịch cho kết quả có ít hơn 15 triệu tinh trùng mỗi ml, hoặc dưới 40 triệu tinh trùng mỗi lần xuất tinh thì đó được coi là lượng tinh trùng thấp. Số lượng tinh trùng thấp thường được gọi là oligospermia. Số lượng tinh trùng được cho là cao khi đo được có hơn 200 triệu tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch.

✅✅✅XEM THÊM: Thực hiện kỹ thuật IVF cho phụ nữ đơn thân

Ảnh chụp Màn hình 2023 01 18 lúc 10.40.49
Tiêu chuẩn về tinh dịch đồ theo WHO.

Một số nguy cơ dẫn đến số lượng tinh trùng thấp

Một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến số lượng tinh trùng thấp bao gồm:

  • Hút thuốc lá 
  • Uống rượu
  • Sử dụng một số loại thuốc bất hợp pháp
  • Thừa cân
  • Bị trầm cảm hoặc căng thẳng nghiêm trọng
  • Bị nhiễm trùng trong quá khứ hoặc hiện tại
  • Tiếp xúc với độc tố
  • Tinh hoàn quá nóng
  • Tinh hoàn từng bị chấn thương
  • Bản thân hoặc người thân (bố, anh, em trai) trong gia đình có người bị rối loạn khả năng sinh sản
  • Người bị u hay mắc bệnh mãn tính
  • Người từng trải qua các phương pháp điều trị ung thư
  • Dùng một số loại thuốc đặc biệt
  • Người từng thắt ống dẫn tinh hoặc phẫu thuật liên quan đến vùng bụng và xương chậu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status