Làm mẹ đơn thân là lựa chọn của không ít phụ nữ hiện đại ngày nay. Vì một lý do nào đó, họ lựa chọn vừa làm mẹ vừa “làm bố” cho những đứa trẻ. Đây là điều không hề dễ dàng khi nuôi dạy những đứa trẻ khôn lớn. Pháp luật Việt Nam có những quy định rõ ràng về thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ đơn thân. Vậy thực hiện kỹ thuật IVF cho phụ nữ đơn thân được tiến hành như thế nào? Có sự khác biệt gì đối với thụ tinh trong ống nghiệm của các cặp vợ chồng?
👉Ngày 04/03/2024: Những trường hợp nào nên thực hiện chọc ối trước sinh?
👉Ngày 03/07/2023: Nguyên nhân nào dẫn đến thai trứng?
👉Ngày 28/06/2023: Những lưu ý khi chuyển phôi đông lạnh
👉Ngày 27/06/2023: Niêm mạc tử cung dày nên làm gì?
👉Ngày 03/07/2023: Màu sắc tinh dịch nói lên điều gì?
👉Ngày 26/06/2023: Xuất tinh sớm có nguy hiểm không?
👉Ngày 07/12/2023: Cơ chế giữa lạc nội mạc tử cung và hiếm muộn
Những quy định về thực hiện kỹ thuật IVF cho phụ nữ đơn thân
Phụ nữ độc thân được sinh con theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì. “Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi.”
Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP có quy định. “…Phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm..”. Như vậy, đối tượng được áp dụng phương pháp này có phụ nữ độc thân.
Quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi đối với phụ nữ đơn thân
- Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng. Hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai…
- Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai…
Theo quy định, phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con được nhận tinh trùng và noãn phải đảm bảo chất lượng thụ thai. Tuy nhiên, nếu không có noãn hoặc noãn không đảm bảo chất lượng để thụ thai thì người phụ nữ độc thân có thể nhận phôi.
Ngoài ra, người phụ nữ độc thân nhận tinh trùng hoặc nhận phôi phải:
- Có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con;
- Không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B;
- Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau. Không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Để làm IVF phụ nữ đơn thân phải chuẩn bị gì?
Chuẩn bị giấy tờ
- Giấy chứng nhận độc thân do địa phương cấp trong vòng 06 tháng.
- Căn cước công dân bản photo công chứng trong vòng 06 tháng.
- Đơn đề nghị thực hiện dịch vụ hỗ trợ sinh sản IVF.
- Hộ khẩu công chứng (để xác định đúng nơi cư trú).
Chuẩn bị sức khoẻ
Dù là phụ nữ đơn thân hay phụ nữ có gia đình, khi mang thai cần có sức khoẻ tốt. Bạn cần đến các trung tâm Hỗ trợ sinh sản để được bác sĩ thăm khám. Và nếu bạn đang suy nghĩ đến điều này, ban nên quyết định điều trị thật sớm để có kết quả tốt nhất.
Chuẩn bị tâm lý
Dù sao đi nữa thì việc để trở thành mẹ đơn thân cũng không phải là điều dễ dàng. Và càng khó khăn hơn nữa khi bạn phải đối mặt với mọi dư luận. Bạn phải cần chuẩn bị tâm lý thật tốt để có thể vượt qua mọi rào cản dư luận xã hội cùng với bé yêu của mình.
Chuẩn bị tài chính
Chi phí cho 1 ca IVF đơn thân cũng giống như trường hợp hiếm muộn khác. Chi phí dao động 80-100 triệu đồng tuỳ trung tâm Hỗ trợ sinh sản. Chi phí này bao gồm các loại phí:
- Các xét nghiệm hoàn thiện hồ sơ IVF
- Chi phí kích trứng
- Chọc hút trứng và tạo phôi
- Nuôi phôi ngày 5 (nếu có)
- Trữ đông phôi
- Chi phí chuyển phôi đông lạnh
Mẫu tinh trùng hiến
Phụ nữ đơn thân cần có mẫu tinh trùng hiến để đổi mẫu của Viện theo nguyên tắc vô danh. Người này có thể là bất kì ai: bạn bè, người thân hoặc anh em ruột của bạn. Mẫu tinh trùng của người hiến này sẽ được đưa vào ngân hàng tinh trùng sau khi đã đủ tiêu chuẩn về chất lượng cũng như không bị các bệnh lý truyền nhiễm. Bạn sẽ được nhận lại mẫu tinh trùng khác mà chắc chắn không phải là mẫu của mình vận động vào với chất lượng tương đương.
Người hiến tinh trùng cần có giấy tờ: Căn cước công dân bản gốc và bản sao công chứng trong vong 06 tháng.
Cuối cùng, nếu đây là lựa chọn cuối cùng mà bạn đã chắc chắn, chúc bạn sẽ thành công với sự lựa chọn của mình. Hãy chuẩn bị hành trang thật tốt cho bản thân cũng như việc nuôi dạy con về sau, luôn mạnh mẽ để nuôi dạy em bé khôn lớn nhé.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!