Buồng trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng đối với nữ giới. Sức khoẻ buồng trứng phản ánh khả năng sinh sản của người phụ nữ. U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhiều chị em đã rất lo lắng khi được bác sĩ thông báo có u nang buồng trứng. Tình trạng u nang buồng trứng được chia thành nhiều loại. Vậy thực chất u nang buồng trứng là gì? Những u nang này nguyên nhân từ đâu mà có? U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Nếu có u nang thì có nên mổ hay không?
Ngày 12/12/2024: Hai lần chuyển phôi có hai bạn nhỏ đáng yêu
Ngày 13/12/2024: Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Ngày 23/12/2024: Nam giới trữ đông tinh trùng cần những giấy tờ gì?
Ngày 24/12/2024: Tại sao 25 tuổi chưa từng sinh con mà dự trữ buồng trứng can kiệt??
Ngày 24/12/2024: Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi là bao nhiêu?
Ngày 25/12/2024: Loạn sản sụn xương là gì?
U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là một dạng u lành hình thành và phát triển trong buồng trứng của phụ nữ bắt đầu từ tuổi dậy thì. Khối u dạng nước, chứa dịch bên trong, bên ngoài có vỏ bọc (gọi là vỏ nang). Bệnh đa phần là lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
🤷♀️🤷♀️Có thể bạn chưa biết: Những thói quen dễ gây vô sinh ở nữ giới

U nang buồng trứng gồm những loại nào?
- U nang cơ năng: đây là những nang nước có vỏ mỏng, thường gặp đối với phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt. Chúng hình thành do rối loạn chức năng buồng trứng. Là những khối u phát sinh do rối loạn hoạt động nội tiết của buồng trứng, về mặt giải phẫu bệnh tổ chức buồng trứng không có thay đổi. U nang buồng trứng cơ năng thường là u lành tính, có thể tự biến mất và không gây nguy hiểm.
- U nang thực thể: Có biến đổi về tổ chức học buồng trứng ở những khối u, vì vậy đây là những khối u có nguy cơ ung thư hóa. Có 3 dạng chính. U nang nước có chứa dịch, vỏ mỏng, lành tính. U nang nhầy thường là loại u có nhiều thùy nên có thể phát triển rất to, bên trong lớp vỏ là dịch nhầy. U nang bì thường có cấu trúc và thành phần phức tạp hơn.
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh u nang buồng trứng
- Các vấn đề về hormone: các khối u chức năng xuất hiện có thể do những vấn đề về hormone hoặc các thuốc hỗ trợ rụng trứng gây ra.
- Lạc nội mạc tử cung: phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị u nang buồng trứng.
- Thời điểm mang thai: Đa phần một vài u nang xuất hiện ở giai đoạn đầu khi mang thai cho đến khi được hình thành thai nhi. Tuy nhiên, u nang cũng có thể xuất hiện cho đến hết thai kỳ.
- Nhiễm trùng vùng chậu: có thể lan ra buồng trứng và vòi trứng, từ đó gây hình thành áp-xe.
Chẩn đoán u nang buồng trứng
Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán bệnh nhân dựa trên các triệu chứng bệnh bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Cảm giác khó chịu hoặc đau nhiều tại vùng hố chậu.
- Giảm khả năng tình dục
- Suy nhược cơ thể do các biến chứng tắc ruột hoặc bí tiểu hoặc các biến chứng như xoắn, vỡ u nang.
- Tuyến vú phát triển, xuất hiện lông mu, cơ quan sinh dục phát triển mặc dù thiếu sự rụng trứng. ở các em gái dậy thì sớm.

Chẩn đoán cận lâm sàng
- Siêu âm: Siêu âm là phương tiện chẩn đoán trong hầu hết các bệnh lý tại cơ quan sinh dục. Siêu âm qua bụng thường được đề xuất , trong nhiều trường hợp để tăng tính chính xác bác sĩ có thể ra chỉ định siêu âm qua âm đạo.
- Chụp MRI hoặc CT: MRI có thể cho ta thấy rõ hơn kết quả của siêu âm còn CT scan giúp chẩn đoán tình trạng lan rộng của u nang.
- Chọc hút tế bào: giúp chẩn đoán phân biệt u lành tính và ác tính.
- Xét nghiệm huyết thanh CA-125: Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên CA-125 (CA: Cancer Antigen) có liên quan đến ung thư buồng trứng. Xét nghiệm này dùng trong đánh giá ung thư biểu mô buồng trứng và giúp xác định tính chất khối u là lành tính hay ác tính. Tuy nhiên một số bệnh khác như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung cũng cho kết quả dương tính với CA-125. Vì thế xét nghiệm này không có giá trị chẩn đoán quyết định bệnh nhân có mắc ung thư buồng trứng hay không.
- Nồng độ hormone: Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ LH, FSH, estradiol, và testosterone giúp kiểm tra nồng độ những hormone này trong cơ thể.
- Thử thai: Điều trị u nang buồng trứng ở một bệnh nhân đang có thai và không có thai là khác nhau hoàn toàn. Lý do khác là trường hợp thai ngoài tử cung có thể bị bỏ sót vì triệu chứng khá giống với u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Đối với từng bệnh nhân, các biến chứng có thể xuất hiện sớm hay muộn. Khi triệu chứng rõ rệt tức là u đã to và chèn ép vào các tạng xung quanh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Một số biến chứng nguy hiểm phải kể đến như:
Xoắn u nang
Xảy ra với bất kỳ loại u nào, những u nhỏ, có cuống dài, không dính là những u dễ bị xoắn.
Vỡ nang
Vỡ nang xảy ra khi áp lực dịch trong khối u quá lớn, gây vỡ u nang. Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng đột ngột, đau liên tục, hạ vị và hai hố chậu ấn đau, có phản ứng. Một số trường hợp vỡ nang gây chảy máu trong, bệnh nhân có thể choáng mất máu. Khi khám âm đạo thấy khối u khó xác định, tử cung đau khi di động. Nếu như không điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chèn ép các tạng xung quanh
Biến chứng này thường xảy ra khá muộn, khi khối u đã phát triển lâu, kích thước lớn. Hậu quả là khối u chèn ép bàng quang gây đái rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón, đôi khi chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận, thậm chí có những khối u buồng trứng rất lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ, phù 2 chi dưới, cổ trướng,…
Cách phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng
- Sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hạn chế sử dụng thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, protein, chất kích thích. Tăng cường rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, uống nhiều nước mỗi ngày (1-2 lít nước mỗi ngày)
- Tăng cường chức năng giải độc của gan
- Kiểm tra hoạt động của tuyến giáp
- Làm việc điều độ kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Ngừng hút thuốc
- Điều chỉnh cân nặng phù hợp.
Bài viết liên quan
Phân loại phôi được tiến hành như thế nào?
Đánh giá chất lượng phôi là một trong những bước rất quan trọng trong IVF. ...
Th4
Bảo hiểm y tế có chi trả cho điều trị hiếm muộn không?
Hiện nay hiếm muộn đang được xem là một chứng bệnh của thời đại. Tỷ ...
Th4
Bị tắc hai vòi trứng có làm IVF được không?
Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng ...
Th4
Hội chứng thực bào máu nguy hiểm như thế nào?
Sinh con khoẻ mạnh là mong ước chính đáng của mỗi cha mẹ. Thế nhưng ...
Th4
Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi nang như thế nào?
Trước đây, khi kỹ thuật nuôi phôi chưa phát triển, bệnh nhân chủ yếu chuyển ...
Th4
Hội chứng Klinefelter gây ra hậu quả gì?
Bất thường nhiễm sắc thể (NST) giới tình là một trong những rối lặn di ...
Th3