Trước đây nhiều người vẫn quan niệm răng, vô sinh là chỉ do nữ giới. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, các nghiên cứu khoa học chỉ ra quan niệm đó là sai lầm. Nguyên nhân do nữ giới 40%, nam giới 40%, do cả 2 là 10% và 10% chưa rõ nguyên nhân. Hiện nay, vô sinh ở nam giới do nhiều nguyên nhân. Nếu như trước đây khoa học chưa phát triển, nhiều trường hợp không thể điều trị để có con “chính chủ”. Vậy hiện nay thì sao? Vô sinh ở nam giới có thể điều trị được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng về vấn đề này.
🌱Ngày 30/05/2024: Đông lạnh phôi có làm giảm chất lượng phôi không?
🌱Ngày 29/05/2024: 2 lần chuyển phôi đều thành công sau 12 năm hiếm muộn!
🌱Ngày 28/05/2024: Sau chuyển phôi không nên ăn gì?
🌱Ngày 29/05/2024: Một số lầm tưởng về buồng trứng ở người phụ nữ
🌱Ngày 28/05/2024: Con đã đến đây và nói “xin chào”
🌱Ngày 27/05/2024: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thai sinh hoá?
🌱Ngày 27/05/2024: Bác sĩ Viện Mô phôi tham gia báo cáo tại ASPIRE 2024
Vô sinh ở nam giới do những nguyên nhân gì?
Vô sinh nam là gì?
Vô sinh (infertility) được định nghĩa là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn chưa có thai. Thời gian đối với người vợ dưới 35 tuổi là 1 năm còn trên 35 tuổi chỉ còn 06 tháng.
Vô sinh có thể là do xuất phát từ người vợ hay người chồng hay cả chồng và vợ.
Bệnh vô sinh ở nam giới là căn bệnh được hiểu đơn giản là nó khiến người đàn ông không có khả năng sinh con tự nhiên. Vô sinh nam chiếm khoảng 20% các cặp vợ chồng vô sinh. Thăm dò các nguyên nhân vô sinh ở nam giới cũng rất hạn chế, xét nghiệm tinh dịch đồ gần như là thăm dò duy nhất để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới.
Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
Nguyên nhân sinh học, di truyền
Vô sinh nam có liên quan đến các yếu tố nguy cơ di truyền. Ví dụ như bất thường về nhiễm sắc thể, mất đoạn vi thể trong nhiễm sắc thể Y, đột biến gen và đa hình thái ở các gen ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, giãn tĩnh mạch tinh, tắc ống dẫn tinh,… Trong đó chia làm hai nhóm: vô sinh do tắc và vô sinh không do tắc. Ngoài ra có thể do các khuyết tật từ lúc mới sinh ra (khuyết tật cơ quan sinh dục, tinh hoàn ẩn,…)
Yếu tố rủi ro liên quan đến hành vi, lối sống:
Hút thuốc, uống rượu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, thuốc men. Căng thẳng, stress cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh. Từ đó có thể dẫn đến tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Yếu tố môi trường
Các nghiên cứu đánh giá về các yếu tố nguy cơ gây vô sinh nam được xác định là tiếp xúc với kim loại độc hại, chẳng hạn như thiếu chì, kẽm, thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp và độc tố nấm mốc, ngoài ra các thuốc hóa trị liệu, phơi nhiễm phóng xạ và một số dược phẩm hoạt động như chất độc trực tiếp với tinh trùng hoặc tinh hoàn.
Yếu tố tuổi tác
Điều trị vô sinh nam giới phụ thuộc vào nguyên nhân, đã bị vô sinh bao lâu, tuổi và sở thích cá nhân. Trong mọi trường hợp vô sinh, các đối tác nữ cũng cần phải được kiểm tra và có thể cần điều trị.
Vô sinh ở nam giới có thể điều trị được không?
Chẩn đoán vô sinh nam
Một trong những xét nghiệm cơ bản đầu tiên và rất quan trọng dành cho nam giới khi khám hiếm muộn là xét nghiệm tinh dịch đồ. Khi kết quả bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm. Bao gồm cận lâm sàng và khám lâm sàng cơ quan sinh dục nam.
Xét nghiệm cận lâm sàng:
-
Siêu âm ổ bụng, siêu âm tinh hoàn để phát hiện các bất thường của các bộ phận sinh dục.
-
Xét nghiệm nội tiết. Nồng độ các hormon trong máu ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và sinh lý sinh dục nam.
- Xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh.
-
Sinh thiết tinh hoàn để làm các xét nghiệm cần thiết với các trường hợp vô tinh không do yếu tố di truyền…
Vô sinh ở nam giới có thể điều trị được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể, trong điều kiện bệnh nhân cần phát hiện sớm, kịp thời can thiệp bởi y học hiện đại, điều trị đúng cách. Việc điều trị vô sinh ở nam giới sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân vô sinh. Bệnh nhân cần tin tưởng và làm theo phác đồ của bác sĩ đưa ra để sớm đạt được hiệu quả.
Điều trị nội khoa
Người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên (tức là nguyên nhân không do tắc nghẽn) có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết bao gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH), Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrozole và letrozole.
Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định
Việc can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề của người bệnh gây không có tinh trùng do các nguyên nhân như:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn
- Vô tinh do bế tắc trong mào tinh
- Ống dẫn tinh bị tắc
- Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Để phục vụ cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau:
- Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA)
- Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro-TESE)
🔥🔥🔥🔥🔥XEM THÊM: Bệnh nhân điều trị thành công sau 14 năm vô sinh thứ phát!
Bài viết liên quan
Chuyển phôi có gây mê không?
Điều trị thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng thời gian có nhiều lo lắng ...
Th12
Người nhiễm giang mai có làm IVF được không?
Giang mai là bệnh truyền nhiễm được phát hiện từ rất lâu về trước. Bệnh ...
Th12
Kỹ thuật ICSI được thực hiện như thế nào?
Trong những năm gần đây, kỹ thuật ICSI được ưu tiên sử dụng trong hỗ ...
Th12
Khi chuyển phôi người chồng vắng mặt sẽ cần làm gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật phức tạp và gồm nhiều giai ...
Th11
Một phôi đẹp có phải là một phôi tốt?
Đối với các chị em hiếm muộn, việc thu được nhiều phôi tốt là một ...
Th11
Hội chứng Edwards là gì?
Hội chứng Edwards hay còn được biết đến là hội chứng trisomy 18. Hội chứng này được ...
Th11